Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20182

Góc nhìn của Việt Kiều Đức về cái gọi là “tự do báo chí phương Tây”

 

Ban Biên tập xin gửi các bạn đọc bài viết “Góc nhìn về cái gọi là “Tự do báo chí phương Tây” của ông Hồ Ngọc Thắng, hiện đang sống ở Đức, từng làm việc nhiều năm trong cơ quan Di trú, Chính phủ Đức trước khi nghỉ hưu. Bài viết nêu quan điểm ủng hộ của ông Thắng đối với Quyết định Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn được đặt ra trong giai đoạn mới khi mà tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành và ảnh hưởng của cái gọi “tự do báo chí phương Tây” tiếp tục gia tăng, đồng thời ông Thắng lên án những kẻ lâu nay cổ súy cho trào lưu “tự do báo chí phương Tây” mà cố tình phớt lờ thực trạng của báo chí ở phương Tây. Ông Thắng đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy người dân Phương Tây và giới trí thức không hề được hưởng “tự do báo chí” thực sự.

Ở ĐỨC, NGƯỜI DÂN PHẢI ĐÓNG “THUẾ” TRUYỀN THÔNG

Phù hợp với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và hệ thống chính trị dựa trên nền tảng đó, báo chí là một ngành kinh tế hái ra tiền trong điều kiện của những cuộc chạy đua quyết liệt. Báo chí tư nhân chiếm đại đa số cả về lượng tiền đổ vào đầu tư, số lượng xuất bản và lợi nhuận. Một bộ phận nhỏ bé hơn nhiều là hệ thống truyền thông công cộng, ở Đức chủ yếu là hệ thống phát thanh và truyền hình công cộng được nuôi sống chủ yếu bằng ngân sách lấy từ lệ phí bắt buộc.

Người dân phương Tây mất niềm tin với báo chí truyền thông

Hiện nay mỗi căn hộ, mỗi quý phải nộp 52,50 € cho cái gọi là lệ phí truyền hình, kể cả trường hợp trong nhà không hề có máy thu thanh hay thu hình. Ngoài ra, chủ các cửa hàng và đơn vị kinh doanh khác đều phải nộp lệ phí phát thanh và truyền hình, số tiền đó tính theo số lượng người làm việc, ngay cả trong trường hợp đã nộp lệ phí ở nhà cho căn hộ. Vì vậy người dân gọi đó là “thuế” truyền hình. Ở phương Tây, người dân ngày càng mất niềm tin vào truyền thông, kể cả truyền thông công cộng. Những gì thời gian qua xảy ra ở xứ sở được gọi là nơi có “tự do báo chí”, một lần nữa cho thấy, truyền thông luôn bị chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế, tài chính.

CÁC BẰNG CHỨNG VỀ SỰ KIỂM DUYỆT BÁO CHÍ?

Như nhà báo Đức Tobias Riegel hôm 20-12-2019 công bố bài báo “Tạp chí Hoa Kỳ và kiểm duyệt”. Ông ta trình bày, trước đó các quốc gia phương Tây và giới truyền thông vu khống chính phủ Syria về vụ tấn công có sử dụng khí độc vào ngày 7-4-2018 tại Duma Syria. Một tuần sau đó, Mỹ, Pháp và Anh tấn công Syria bằng tên lửa hành trình. Nhà báo người Anh Tareq Haddad trong tháng 12-2019 đã tự nguyện rời bỏ công việc ở tạp chí Newsweek. Newsweek được thành lập bởi cựu biên tập viên Time Thomas J. C. Martyn, phiên bản đầu tiên xuất bản vào ngày 17 tháng 2 năm 1933, là một trong những tạp chí hàng tuần uy tín lớn nhất thế giới của Mỹ ấn bản tại New York City, được phân phối trên toàn quốc và quốc tế với 12 ngôn ngữ khác nhau. Theo lời tự trình bày của Tareq Haddad, vì tạp chí tin tức của Mỹ đã từ chối công bố thông tin của anh có được do một e-mail bị rò rỉ từ hàng ngũ của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW). Anh ta viết: “Cho đến vài ngày trước, tôi là một nhà báo của Newsweek. Tôi quyết định nộp đơn từ chức vì về cơ bản tôi có một lựa chọn dễ dàng. Một mặt, tôi có thể tiếp tục làm việc cho tạp chí này, ở trong các văn phòng sang trọng ở London và có một mức lương cố định – chừng nào tôi bám chặt vào những gì có thể đưa tin hoặc không thể đưa tin và loại bỏ những sự thật quan trọng. Hoặc tôi có thể rời công ty và nói lên sự thật”. “Tất nhiên, thất bại của báo chí chính thống mà tôi đang nói đến không có gì mới đối với những người chú ý.” Bất chấp thái độ này, Haddad đã bị sốc: “Hoàn toàn không, những gì tôi đọc đều sát với sự không trung thực và gian lận mà tôi đã trải qua trong thời gian làm việc cho Newsweek. Những gì mà Tareq Haddad phanh phui cho thấy, việc kiểm duyệt trong báo chí phương Tây đã và đang tiến hành, mặc dù họ luôn lên tiếng quả quyết rằng không có kiểm duyệt.

Ở CHLB Đức, người quan tâm cũng có thể tìm thấy những câu chuyện buồn liên quan đến kiểm duyệt báo chí. Gần đây nhất là trường hợp ông Uwe Steimle sinh năm 1963, nghệ sĩ hài, diễn viên điện ảnh nổi tiếng được khán thính giả yêu thích, đặc biệt ở vùng đông Đức, khán giả hẳn chưa quên ông ta trong vai sỹ quan điều tra của bộ phim truyền hình dài tập được yêu thích Gọi cảnh sát số 110. Trong tháng 12-2019 đài phát thanh và truyền hình công cộng MDR hủy hợp đồng, chấm dứt cộng tác với ông. Lý do ông bị “bịt miệng” là những phát biểu của ông không hợp với quan điểm của đài MDR. Thí dụ, ông nói công khai, “CHLB Đức làm gì có chủ quyền, đài MDR quá gần gũi với chính phủ …”. Quan điểm này cũng được nhiều người dân, các tầng lớp văn nghệ sĩ và chính trị Đức bảo vệ.

Thí dụ, tháng 12-2019 Mỹ ban hành luật trừng phạt những công ty tham gia xây dựng đường ống dẫn khí xuyên biển từ Nga sang Đức “dòng chảy phương Bắc 2”. Nhiều người, trong đó có cựu chính trị gia O.Lafontaine (từ năm 1985 đến 1998 là Thủ hiến ở tiểu bang Saarland, ứng cử viên thủ tướng của SPD, từ năm 1995 đến 1999 là chủ tịch đảng SPD, 2005 tuyên bố ra khỏi SPD và hiện nay là đảng viên của đảng cánh tả Die Linke). Ông viết: “Hoa Kỳ tiến hành các cuộc chiến kinh tế với nhiều thương vong đối với toàn thế giới, bây giờ cũng chống lại chúng ta. Chính phủ Liên bang Đức nói về sự can thiệp vào chủ quyền. Thật là một sai lầm. Chúng ta chưa bao giờ có chủ quyền“. Như vậy phát biểu của ông H. Steimle không có gì là cực đoan cả, nhưng đài MDR không muốn thính khán giả nghe những phát biểu đó. Hành động này đối với nhiều người là một thủ đoạn kiểm duyệt.

Liên quan đến vụ việc này, tờ Thông tin mới nhất từ Dresdner (Dresdner Neueste Nachrichten) ngày 6-12-2019 đưa tin: Những người hâm mộ ông H. Steimle đã tổ chức biểu tình trước trụ sở của đài MDR, họ dương biểu ngữ “Tự do ngôn luận bị bãi bỏ – dân chủ bị kết liễu”! hoặc: “Đầu tiên là bà Katrin Huss, sau đó là ông Uwe Steimle. Bạn không được phép nói những gì bạn nghĩ.” Katrin Huss là nữ nhà báo Đức và người dẫn chương trình của đài phát thanh và truyền hình MDR được khán thính giả yêu mến. Mùa hè 2016 bà K. Huss đã rời bỏ đài MDR và sau đó xuất bản một cuốn sách cho biết tại sao bà “Tự nguyện ra đi”. Ngày 26.12.2018, trang mạng TAG24 đăng bài Kiểm duyệt tại đài MDR: Katrin Huss dám cả gan nói lên sự thật. Lúc đó mọi người mới biết, vì không thể chịu đựng được tình trạng kiểm duyệt, bà ta phải tự nguyện ra đi.

Liên quan đến chủ đề, sự dối trá của truyền thông phương Tây, ngày 14-12- 2019, trang mạng NachDenkSeiten2019 đăng bài phỏng vấn bà giáo sư Sung Hyung Cho, người đã nghiên cứu truyền thông đại chúng tại Seoul. Năm 1990, bà đến Đức, hoàn thành bằng thạc sĩ tại Marburg về lịch sử nghệ thuật, nghiên cứu truyền thông và triết học và sau đó nghiên cứu hình ảnh điện tử tại trường đại học ở Offenbach/Đức. Kể từ học kỳ mùa đông 2011/2012, bà Cho là giáo sư về phim nghệ thuật /hình ảnh chuyển động tại Đại học Mỹ thuật Saar ở Saarbrücken. Sung Hyung Cho là người sản xuất bộ phim tài liệu “Các anh chị em của tôi ở Bắc Triều Tiên”. Phát biểu của bà trong cuộc phỏng vấn và lời kể trong bộ phim cho thấy sự dối trá kinh khủng của truyền thông phương Tây. Bà nói: “Đúng là rợn tóc gáy, khi những gì được viết về Bắc Triều Tiên. Tôi không hiểu, làm thế nào mà những “thông tin” đó có thể xuất hiện. Nhưng người đọc trung bình hoặc người xem tin tức tin vào nó. Người ta có thể nói mọi thứ có thể và không thể về Triều Tiên, vì hầu như không có bản tin trung lập nào ở phương Tây. Đó là một trong những lý do mà tôi làm bộ phim của mình”. “Tuyên truyền không cho phép sự mơ hồ. Thực tế là có những khía cạnh tích cực ở đất nước này, nhưng đó lại là điều không thể chịu đựng được đối với một số người. Bộ phim của tôi đa tầng, nhiều nghĩa và cố gắng thể hiện tất cả các khía cạnh và do đó là một bức tranh khác biệt về đất nước này. Do đó, nó có thể đã bị từ chối bởi tất cả các liên hoan phim nổi tiếng trên toàn thế giới. Các tổ chức không muốn nhìn thấy bất cứ điều gì tích cực.” … „Sự ma quỷ hóa hoàn toàn và sự cô lập gây hại cho mọi người. Đó chính xác là lý do tại sao nó khiến tôi tức giận khi mọi người ở phương Tây tạo ra một bức tranh một chiều như vậy”.

May mắn, ở phương Tây còn có những nhà báo chân chính dám nói lên sự dối trá của truyền thông phương Tây. Một trong những người đó là tác giả Nhà báo Đức nổi tiếng Albrecht Müller, sinh năm 1938 tại Heidelberg/Tây Đức, hiện nay ông là chủ biên, tác giả, đồng biên tập của trang mạng NachDenkSeiten. Ông là cũng là nhà kinh tế học, cựu chính trị gia, dân biểu Quốc hội Đức từ năm 1987 đến năm 1994, từng là Giám đốc Kế hoạch trong Văn phòng Thủ tướng Liên bang Đức dưới thời các Thủ tướng W.Brandt và H.Schmidt. Cuốn sách của ông vừa mới được phát hành gây sự chú ý hiếm thấy không chỉ trong giới truyền thông. Tên sách HÃY TIN ÍT, ĐẶT CÂU HỎI CHO MỌI THỨ, TỰ NGHĨ CHO BẢN THÂN. Cuốn sách được xuất bản lần đầu trong tháng 10-2019 và được tái bản lần thứ 7 trong tháng 12-2019. Lời giới thiệu của nhà xuất bản (WESTEND có trụ sở ở Frankfurt/Main) cho người đọc thấy giá trị của cuốn sách:

“Suy nghĩ là tự do! Dân chủ nghe có vẻ tốt. Nhưng trong thực tế, nó bị làm trống rỗng mỗi ngày. Tất cả chúng ta liên tục bị thúc ép để nghĩ về những gì mà người khác bảo chúng ta phải làm. Hầu hết các quyết định chính trị được đưa ra dưới ảnh hưởng của các chiến dịch tuyên truyền đồ sộ – từ Chương trình nghị sự năm 2010 đến các cuộc chiến mới. Tác giả Albrecht Müller mô tả các phương pháp thao túng phổ biến cũng như các trường hợp thành công và cố gắng trong việc kiến tạo dư luận và phân tích các chiến lược đằng sau chúng. Đã đến lúc phải trở nên hoài nghi hơn, tin tưởng ít hơn và đặt câu hỏi về mọi thứ. Đã đến lúc lại phải tự suy nghĩ.”

ẢO TƯỞNG VỀ CÁI GỌI LÀ “TỰ DO BÁO CHÍ PHƯƠNG TÂY”?

Những dẫn chứng tiêu cực và tích cực trên đây là lời cảnh tỉnh cho những ai đang mê muội tin vào những câu chuyện huyền thoại về cái gọi là “tự do báo chí phương Tây” và “quyền lực thứ tư” của nhà nước pháp quyền. Những ngày qua, đặc biệt liên quan đến vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, nhiều địa chỉ truyền thông phương Tây, thí dụ trang Việt ngữ của đài BBC, VOA, RFA và RFI liên tiếp phát tán những thông tin phiến diện về tình hình Việt Nam.

Nên nhớ các cơ quan truyền thông nói trên sống bằng thuế của dân Mỹ, Anh, ngày ngày trả tiền nuôi dưỡng (hàng ngàn USD mỗi tháng/nhân viên) đám người đội lốt “đấu tranh dân chủ” để chống phá Việt Nam làm nhân chứng, đóng giả “tiếng nói của người dân Việt Nam” hoặc viết bài cung cấp “bằng chứng” vu cáo chính quyền vi phạm tiêu chí dân chủ, nhân quyền, hô hào, cổ súy dân chúng bất mãn, thay đổi thể chế chính trị…

Báo chí Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc

Từ đó ông Hồ Ngọc Thắng cho rằng, trước nguy cơ làm lũng loạn dư luận, cuộc đấu tranh chống lại các ảnh hưởng xấu đó phải tiếp tục được tiến hành, và trong đó báo chí cách mạng phải giữ một vai trò then chốt. Những người làm báo chân chính phải đi đầu trong việc chống lại các chiến dịch truyền thông thù địch với Việt Nam.

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *