Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
7966

“Gác lại quá khứ” không có nghĩa là “lãng quên lịch sử”!

Cách đây 52 năm, bằng Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Mỹ và một số nước chư hầu trong đó có Úc phải cuốn cờ rút quân về nước, chấm dứt can thiệp quân sự vào Việt Nam. Với Hiệp định này chúng ta đã thực hiện được chủ trương “Đánh cho Mỹ cút”. Chỉ 2 năm sau, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 55 ngày đêm chúng ta đã “Đánh cho ngụy nhào”, thống nhất đất nước –  thu lại giang sơn về một mối. Hơn 50 năm đã trôi qua, từ chỗ là cựu thủ của nhau, Việt – Mỹ, Việt – Úc đã bình thường hóa quan hệ, không những thế mà còn trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Thế nhưng thật đáng tiếc đâu đó vẫn có những kẻ không ưu thời, mẫn thế tìm cách “lật sử” nhằm biện minh cho những hành động xâm lược mà chúng ta đã chủ trưởng “gác lại quá khứ” và cố tình chiêu tuyết cho kẻ cầm đầu chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Trong một bài viết trên mạng xã hội có tên: “Không lật lọng không phải là cộng sản!” dẫn dắt và dựa vào câu nói “vô thưởng vô phạt” của Nguyễn Văn Thiệu : “đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” để rêu rao về việc Việt Nam không đồng ý với Úc tổ chức “tưởng niệm 50 năm trận đánh Long Tân”, cách đây gần 8 năm, ngày 18/8/2016, tung hô đầy trơ trẽn rằng “Long Tân là một cuộc giao chiến đẫm máu, trở thành huyền thoại trong quân sử Úc” và “Trận đánh nói trên trở thành một dấu ấn khó quên trong quân sử Úc, trở thành biểu tượng hào hùng của 60 ngàn quân nhân Úc tham chiến ở VN”…

Trước hết hãy nói về Nguyễn Văn Thiệu – kẻ tay sai số 1 của ngoại bang, kẻ cầm đầu một chế độ tay sai có hàng triệu quân, được Mỹ trang bị cho đến tận chân răng, nhưng khi bị quân giải phóng “điểm huyệt” vào Buôn Ma Thuột thì Y đã đưa ra một mệnh lệnh vô tiền khoáng hậu: “Tùy nghi di tản”. Có thể nói đây là một mệnh lệnh thể hiện sự bất tài, bất trí, bất dũng của kẻ ban ra nó, chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Trước sức tấn công như vũ bão của quân giải phóng, Nguyễn Văn Thiệu cũng tuyên bố “tử thủ”, nhưng nào có thấy! Khi buộc phải từ chức thì kẻ này lại tuyên bố “Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ…”. Nhưng đó cuối cùng cũng chỉ là những lời nói đầu môi. Đừng nghe những gì Nguyễn Văn Thiệu nói, hãy nhìn những gì Nguyễn Văn Thiệu làm. Bởi chỉ 4 ngày sau khi tuyên bố sẽ sống chết cùng anh em chiến hữu, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay, cao chạy xa bay khỏi Sài Gòn vào đêm 25/4/1975 với một lý do sau này được hợp pháp hóa một cách nực cười là: dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam Cộng hòa đến viếng Tưởng Giới Thạch, mặc dù lãnh tụ Trung Hoa dân quốc đã chết cách đó 3 tuần lễ và tang lễ cũng đã tổ chức vào ngày 16/4/1975. Một kẻ làm tay sai, lại đớn hèn như Nguyễn Văn Thiệu thì liệu có nên nghe những câu nói “bất hủ” của Y nữa hay không?

Việc xem Việt Nam không đồng ý với Úc tổ chức “tưởng niệm 50 năm trận đánh Long Tân” cách đây 8 năm vào ngày 18/8/2016 là “lật lọng” rồi xuyên tạc và bịa đặt trắng trợn rằng “Trước sự phẫn nộ của dân chúng Úc, chắc chắn trong thời gian tới đây, nhiều ngân khoản viện trợ của Úc, kể cả các học bổng dành cho du học sinh VN, sẽ bị cắt giảm bởi cung cách hành xử “thiếu lịch sự và thiếu văn minh” của tập đoàn lãnh đạo VN”. Xin thưa, dù không quên quá khứ nhưng Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” và do đó Việt Nam không muốn khơi gợi những đau thương, mất mát của cả hai phía, thế thôi. Quan hệ Việt – Úc đã nâng lên một tầm cao mới là: Đối tác chiến lược toàn diện đã cho thấy những giọng điệu kiểu “đe dọa” trên là vô nghĩa, ngớ ngẩn. Còn trận Long Tân có thật sự là “Trận đánh nói trên trở thành một dấu ấn khó quên trong quân sử Úc, trở thành biểu tượng hào hùng của 60 ngàn quân nhân Úc tham chiến ở VN”?

Cách đây một thời gian đã có những bài viết được đăng tải trên nhiều trang mạng lá cải phản động đều có chung một nội dung: Trận Long Tân là trận đánh nổi tiếng nhất của quân đội Úc trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc đụng độ này xảy ra vào 2 ngày 18 và 19/8/1966, tại một khu rừng cao su gần xã Long Tân, tỉnh Phước Tuy (nay là xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là lần duy nhất trong toàn cuộc chiến quân đội Úc 108 quân đơn phương đối đầu với hơn 2.000 quân cộng sản. Trận chiến này quân đội Úc có tới 24 khẩu pháo các loại, trong đó bao gồm 18 khẩu pháo L-5 cỡ nòng 105mm và 6 khẩu M-109 cỡ nòng 155mm, 2 chiếc trực thăng UH-1, 1 chiếc H-13 Sioux và 3 chiếc F4 Phantom yểm trợ, khiến cộng sản bị thiệt hại nặng nề…Đây quả là sự lừa bịp dư luận một cách trắng trợn và trơ trẽn đạt đến mức tận cùng của sự ngu dốt. Thứ nhất, “quân Úc chỉ với 108 lính đơn phương đối đầu với 2.000 quân cộng sản”. Thế nhưng ngay sau đó chúng lại liệt kê ra rằng, tham chiến trong trận này quân Úc còn có 24 khẩu pháo với cỡ nòng 105 và 155mm, cùng 3 máy bay trực thăng, 3 máy bay ném bom F4. Trong khi đó, biên chế đầy đủ của 1 tiểu đoàn pháo binh thông thường có 12 khẩu đại bác 105 ly, với số quân là 410 người, gồm 1 bộ tham mưu, 1 pháo đội chỉ huy và 3 pháo đội tác xạ. Như vậy, với 24 khẩu pháo tham chiến thì số lính đã lên tới 820 người. Đó là chưa kể quân số trên 6 máy bay và những người lính phục vụ hậu cần tại các sân bay. Chỉ với nhiêu đó cũng đã quá đủ để mọi người thấy rõ sự dối trá, bịp bợm nhưng lại vô cùng dốt nát của những trang mạng lá cải phản động và chính những kẻ đã bịa tạc ra nó.

Trong khi đó vào năm 1996 trong dịp dự lễ kỷ niệm 30 năm trận Long Tân, nhà báo Mark Baker đã viết trên tờ Sydney Morning Herald: “Các sĩ quan cao cấp Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố gây sửng sốt như sau: phía Quân giải phóng chỉ có 700 lính – không bằng một nửa con số thấp nhất mà những người Úc bảo thủ nhất đưa ra – và chỉ có khoảng 5 người tử trận”. Còn ông Terry Burstall – cựu quân nhân Úc đã tham gia trận đánh cho rằng: “Báo cáo của quân Úc đã phóng đại tổn thất mà phía Quân Giải phóng phải chịu. Và khi tôi trở lại chiến trường một ngày sau cuộc chiến, đã có cơ quan nói dối tất cả những gì xảy ra ở khu vực này…”. Còn trong bài “Trận phục kích Long Tân” đăng trên cổng thông tin điện tử của Hội Cựu chiến binh TP.Hồ Chí Minh ngày 18/12/2014, cho biết: Tháng 8/1966, Trung đoàn 5, Sư đoàn 5 Quân giải phóng phối hợp với quân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục kích tấn công Chiến đoàn Hoàng gia Úc, xóa sổ một tiểu đoàn quân Úc tại khu vực rừng cao su Long Tân. Trận Long Tân là trận hiệp đồng ăn ý giữa bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực Miền. Quân ta đã tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm lính Úc, bắn cháy 2 xe thiết giáp, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Tiểu đoàn 6 quân đội Hoàng gia Úc bị xóa sổ. Sau trận Long Tân, quân Úc phải đưa Tiểu đoàn 8 từ Úc sang thay thế Tiểu đoàn 6 ở căn cứ Núi Đất. Trận Long Tân có ý nghĩa quan trọng góp phần đánh bại ý đồ “bình định”, “tìm diệt” của địch và là nỗi ám ảnh của quân đội Hoàng gia Úc. Chính vì thế mà trong cuốn hồi ký của mình, J.Pim-Lốt – một cựu binh Úc từng tham gia trận Long Tân ngày 18/8/1966, đã viết: “Trận Long Tân – Núi Đất đã thành những nấm mồ hình vòng cung, mồ chôn lực lượng đặc nhiệm Úc tham chiến ở Việt Nam…”. Sự thật về trận đánh ở Long Tân ngày 18 và 19/8/1966 đã quá rõ ràng, nhưng với lòng thù hận và dã tâm thâm độc, Phong Nguyen cùng các thế lực thù địch, cơ hội chính trị cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử. Lịch sử của nhân loại từ ngàn năm nay đã chứng minh rằng, những ai cố tình giẫm đạp lên quá khứ, tức là đã tự tước bỏ tương lai của chính mình. Nếu ai đó chà đạp, vấy bẩn quá khứ để sống thì chắc chắn sẽ phải chuốc lấy tai họa trong tương lai. Và những ai biết nâng niu, trân trọng quá khứ tức là người đó có lối sống đẹp, là người biết sống. Tuy nhiên, để trở thành người sống đẹp thì còn phải biết chắt lọc cho mình bài học từ trong quá khứ, rút ra những gì nên làm và không nên làm cho bản thân, không mù quáng để rồi chĩa súng “bắn vào quá khứ bằng súng lục”. Việt Nam không quên quá khứ nhưng Việt Nam “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm vừa qua, rõ ràng Việt Nam là người chiến thắng, điều này cả thế giới đều biết rõ. Việt Nam không muốn khơi gợi lại quá khứ đau thương để hòa hợp, hòa giải với các bên, chớ giở trò kích động hận thù

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *