Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
103020

Tượng Lênin khiến đám chống cộng phát cuồng.

Việc Nghệ An nhận và khánh thành tượng đài Lênin, món quà do tỉnh U-li-a-nốp của Nga tặng, với ý “có đi có lại” khi tỉnh này đã cho Việt Nam dựng tượng đài Hồ Chí Minh dường như kích động dây thần kinh “phát cuồng” của thành phần “chống cộng”. Chúng ra sức xỏ xiên “vì sao Nghệ An là tỉnh nghèo mà dựng tượng Lênin?”liên thủ chơi trò tung hứng chính trị như kiểu này là “món mới” trong nồi lẩu nhào nặn thông tin phản chính trị, chống cộng một cách thâm hiểm của các cái loa bốc mùi “dân chủ”, mà cố tình phớt lờ những sự thật sau:

1.Việc dựng tượng đài một nhân vật lịch sử trong phạm vi một quốc gia hoặc ở nhiều quốc gia là xuất phát từ tính tự phát trong lịch sử nhân loại. Thoạt đầu, loài người không chế tác ra các loại tượng đài để tôn thờ, chiêm bái, gửi gắm lòng mong ước cho cuộc sống an lành, có nhiều may mắn. Chẳng hạn, một bộ tộc coi một loài vật nào đó làm thủy tổ của mình, rồi họ làm linh vật tín ngưỡng, ví như Ấn Độ chọn con bò, nước Pháp chọn con Gà. Các bộ tộc sống dựa vào phương thức sản xuất nông nghiệp, thì họ chọn mặt trời làm tô tem giáo để tôn thờ ánh sáng, tôn thờ sự sinh sôi vạn vật. Ở Việt Nam, những ngày này đang là đại lễ Quốc giỗ, người thập phương về vùng đất Tổ chiêm bái tượng Vua Hùng, người Việt ở những nơi xa xứ cũng hướng về ngày Giỗ tổ, mà tổ tiên của người Việt chính là chim lạc trên rừng, là rồng quẫy trên mây. Mãi về sau, con người biết đúc đồng, biết tạc tượng đá, tượng gỗ thì họ lại chế tác ra các biểu tượng mang tính tô tem giáo. Phương thức ấy phản ánh tư duy coi những thứ linh thiêng, mầu nhiệm trên đời rất đáng tôn kính. Bài vị của các vị Hoàng đế trong cung cấm, bài vị của tổ tiên trên ban thờ người Việt cũng là một trạng thái như thế. Về sau, con người không chỉ dựng tượng các đấng thần linh, tiên tổ mà còn dựng tượng tôn thờ những người có công lao đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Những nhà khoa học, những văn nghệ sĩ, rồi cả những nhà tư tưởng…dưới các góc độ khác nhau đều được người đời lưu tâm, lưu lại hình ảnh thông qua dựng tượng.

Không nhất thiết là người của nước nào thì nước đó dựng tượng hoặc lưu danh sử sách, mà có những người được nhân loại ghi danh. Ở nước Pháp, có bức tường khắc tên và khuôn dung những người có công làm nên thế kỷ XX của nhân loại, trên đó có cả khuôn dung Hồ Chí Minh. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, UNESCO đã vinh danh ông là Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới, nhiều nơi mà từng lưu dấu chân Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trên quãng đường tìm đường cứu nước đã có bảo tàng, có tượng Hồ Chí Minh. Đó là lương tri và phẩm giá của Hồ Chí Minh đã có đủ sức thuyết phục lương tri nhân loại. Còn đối với Lênin, ông là lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, ông đã có công phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Nếu như không có học thuyết Lênin, thì lẽ tất nhiên không thể có được phong trào cộng sản lan rộng trên phạm vi thế giới, không có Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, không có ánh sáng chân lý soi rọi con đường đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đối với Việt Nam, nếu không có học thuyết Lênin là học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất, thì không thể có được tầm tư duy chiến lược đối với Nguyễn Ái Quốc, không thể có kim chỉ Nam trong lý luận cách mạng để Nguyễn Ái Quốc truyền cảm hứng cách mạng tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Kỷ niệm ngày sinh của Lênin, kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, những người mang tình cảm quốc tế vô sản, nhất là ở Việt Nam luôn biết ơn và thêm kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin.

2. Viviệc các trang mạng như VOA, RFA, Thoibao.de….kích động việc dựng tượng đài Lênin ở Việt Nam, đồng thời nhuốc nhỉa tượng đài Lênin ở nhiều nơi bị hạ bệ, thậm chí từng có thời điểm ở nước Nga người ta đưa ra ý kiến “giải tỏa Lăng Lênin”, giống như ở Việt Nam người ta cũng đòi “di dời Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”; đó là sự xâu chuỗi âm mưu chống cộng không chỉ ở nước Nga, hay ở Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới. Những ý tưởng ngông cuồng đó chỉ có thể thực hiện được ở những nơi mà lương tri, phẩm giá con người bị rơi vào thời điểm khủng hoảng, vàng thau lẫn lộn, lúc tranh tối tranh sáng, khi mà quỉ dữ hiện hình nguyên bản chất phá hoại sự tiến bộ chung. Bọn ma trơi chính trị cứ lập lòe thứ ánh sáng ảo mang danh “dân chủ, nhân quyền”, hòng cố níu những lợi ích cho bọn tài phiệt, chà đạp giá trị sống của đại đa số người lao động, bóp nghẹt con đường phát triển tự do, bình đẳng, bác ái của loài người, của từng quốc gia, dân tộc.

Bản thân Lênin và Chủ nghĩa Lênin sáng tạo ra cũng không phải là do ý chủ quan của ông, trước đó Mác và Ăng ghen sáng tạo ra Chủ nghĩa Mác-Ăng ghen cũng hoàn toàn không vì mục đích chính trị, không vì lợi ích kinh tế cho các ông. Ăng ghen là con một gia đình tư sản, lẽ ra ông phải ra sức bênh vực cho giới tư sản. Các Mác là một trí thức, lẽ ra ông cũng phải tìm các luận thuyết để bênh vực cho giới tư sản. Các nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó đều xuất gia từ các nước tư bản kinh điển ở châu Âu, lẽ ra các ông cũng không nên phơi bày bản chất áp bức, bóc lột thối tha của chủ nghĩa Tư bản. Ấy vậy mà họ lại đứng về phía những người thuộc giai cấp vô sản thế giới, về thế giới cần lao. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lẽ ra khi tìm đường cứu nước thì chỉ khuôn tư tưởng của mình trong giới hạn nước An Nam hèn yếu, song ông lại mở rộng lòng mình thương cảm cả những kiếp người đau khổ trên khắp nhân gian, dù ở đâu, dù màu da có khác nhau thì Nguyễn Ái Quốc cũng đều thấy thương cảm những người cùng khổ, còn với những kẻ áp bức bóc lột thì Nguyễn Ái Quốc coi đó là kẻ thù chung của các giai tầng bị áp bức bóc lột, của các dân tộc bị nô dịch. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc được một nhà báo Xô viết dự báo đó là một người hiện diện cho nền văn hóa mới trong tương lai, mang bản sắc phương Đông; còn trùm mật thám Pháp thì dự báo đó sẽ là người đặt cây thánh giá lên nền thống trị của Pháp ở Đông Dương. Cả 2 loại ý kiến trái ngược nhau trong những năm đầu thế kỷ XX đều đã được lịch sử chứng minh. Dưới chân tượng đài Lênin ngay phía trước cột cờ Hà Nội, người dân Việt Nam đã dành cho vị lãnh tụ của Cách mạng tháng Mười Nga lòng tôn kính. Trong ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một số tài liệu quí báu được lưu lại, trong đó có cuốn sách của Lênin. Ngay sau khi mới về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – với tên gọi mới là Hồ Chí Minh đã viết cuốn Lịch sử nước ta theo lối văn vần để thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường của đồng bào ta. Còn một cuốn sách nữa được Người biên dịch làm cẩm nang lý luận cách mạng, đó là cuốn Lịch sử Đảng Bôn – sê – vích – Nga. Ở Việt Nam, không chỉ dựng tượng đài Lênin mà còn có văn hóa đọc được khởi xướng vào dịp sinh nhật Lênin. Giờ đây, có thể các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăng ghen, Lênin không còn được tra cứu nhiều như trước đây, có lẽ là vì những giá trị cốt lõi của các tác phẩm kinh điển của các ông được biên dịch, trích dẫn khá đầy đủ trên các công trình nghiên cứu lý luận chính trị. Tuy nhiên, trên các giá sách nghiên cứu, trong các thư viện vẫn hiện diện các tác phẩm kinh điển của Các Mác, Ăng ghen, Lênin. Việc Đảng cộng sản Việt Nam xác định bất di bất dịch lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng, làm kim chỉ Nam trong hoạch định mọi chủ trương, đường lối cách mạng đã chứng tỏ tính kiên định, tính quyết đoán chính trị của một Đảng cầm quyền.

Bất chấp những kẻ phản động rêu rao rằng CNXH đã sụp đổ, thì chủ nghĩa Mác-Lênin không còn giá trị, ở Việt Nam vẫn không hề đổi thay sự nhất thống với chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuyên bố của Việt Nam rằng Việt Nam chọn lẽ phải chứ không chọn phe, cũng là thông điệp lịch sử “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, những giá trị CNXH khoa học mà chủ nghĩa Mác-Lênin định hướng là lẽ phải của lòng người. Một tượng, hay một cuốn sách, hay toàn bộ cuộc đời của Mác, Ăng ghen, Lênin được lưu lại trên đời chính là sự hiện diện thôi thúc nhân loại tiếp tục đấu tranh chống áp bức cường quyền.  

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *