Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25534

Vụ bê bối gián điệp – Khi đối tác nghe trộm đối tác

Đây là tiêu đề bài báo tiếng Đức “Spionage-Affäre – Wenn Partner Partner abhören” của chương trình thời sự Tagesschau đài truyền hình ARD (kênh số 1 hệ thống đài truyền hình trung ương Đức) ngày 30-05-2021. Bài viết nói trên của tác giả Volkmar Kabisch, Antonius Kempmann, Georg Mascolo und Reiko Pinkert (làm việc cho đài truyền hình công cộng NDR/WDR) được ông Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ. Mặc dù vụ việc đã xảy ra từ lâu, nhưng việc phanh phui ra trách nhiệm của Đan Mạch trong vụ việc cho thấy các nước trong khối EU hoàn toàn “đồng sàng dị mộng”, bị Mỹ lợi dụng để thao túng, chi phối!
Không có mô tả ảnh.
===
Lời dẫn: Rõ ràng cơ quan tình báo Đan Mạch đã giúp cơ quan mật vụ nước ngoài của Mỹ NSA nghe lén các chính trị gia hàng đầu châu Âu. Trong số đó có Angela Merkel, Frank-Walter Steinmeier và Peer Steinbrück.
Người ta đã biết trong nhiều năm, cơ quan mật vụ Hoa Kỳ NSA đã nhắm mục tiêu vào các chính trị gia hàng đầu của Đức như Angela Merkel và Frank-Walter Steinmeier trong nhiều năm. Nhưng bây giờ những chi tiết mới về vụ gián điệp đang được đưa ra ánh sáng: Trớ trêu thay, nước láng giềng và đối tác thân cận của Đức là Đan Mạch rõ ràng đã giúp NSA trong việc do thám quy mô lớn các chính trị gia.
Điều mới là ứng cử viên Thủ tướng Đức lúc đó của đảng SPD, ông Peer Steinbrück cũng rơi vào tầm ngắm của các cơ quan mật vụ. Các nguồn tin mật vụ đã giải thích điều này bởi một nhóm từ Đài Phát thanh truyền hình Đan Mạch (DR), cùng với các phương tiện truyền thông châu Âu, trong đó có các đài truyền hình công cộng NDR, WDR và tờ báo “Süddeutsche Zeitung” (SZ).
Cơ quan tình báo quân sự và nước ngoài của Đan Mạch Forsvarets Efterretningstjeneste (FE) đã cho phép NSA sử dụng trạm nghe trộm bí mật Sandagergårdan gần Copenhagen. Đây là một trung tâm Internet quan trọng cho nhiều loại cáp ngầm khác nhau mà các cơ quan tình báo đã khai thác.
Chính phủ Đan Mạch đã biết về việc giám sát các nước châu Âu láng giềng chậm nhất là từ năm 2015. Lúc đó, cái gọi là Báo cáo Dunhammer được tạo ra. Trong tài liệu bí mật, các chuyên gia tình báo và CNTT Đan Mạch đã tổng hợp mức độ mà cơ quan tình báo Đan Mạch hợp tác với NSA để phản ứng trước những tiết lộ của Snowden.
Một vụ bê bối chính trị
Chính phủ Đan Mạch rõ ràng cũng biết được rằng Đan Mạch đã giúp nghe lén các chính trị gia hàng đầu từ Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Pháp và cả Đức. Ở đất nước này, ngoài Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Liên bang Frank Walter Steinmeier, và cả ứng cử viên Thủ tướng Đức của SPD khi đó là Peer Steinbrück.
Trong một cuộc phỏng vấn với NDR, WDR và SZ, Steinbrück nói rằng ông ấy chỉ biết về việc mình bị nghe lén thông qua nghiên cứu này. Steinbrück nói: “Về mặt chính trị, tôi nghĩ đó là một vụ bê bối. Mặc dù, ông tin rằng các quốc gia phương Tây cũng cần có các cơ quan tình báo hoạt động hiệu quả và đắc lực. Nhưng kiểu nghe lén này giữa các đối tác cho thấy “họ có một kiểu sống khá riêng biệt.”
Chính phủ liên bang cũng không biết gì về việc do thám các thành viên chính phủ hàng đầu từ Đan Mạch. Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết khi được hỏi: “Chủ đề nghiên cứu của ngài đã làm cho bà Thủ tướng biết được thông qua câu hỏi của ngài.” Ngoài ra, người ta không muốn bình luận. Steinmeier cũng tuyên bố rằng ông “không hề biết” về khả năng bị cơ quan tình báo Đan Mạch giám sát.
Làn sóng từ chức ở cơ quan tình báo Đan Mạch
Theo các nguồn tin mật vụ của đài truyền hình Đan Mạch DR, NSA và FE Đan Mạch đã sử dụng phần mềm gián điệp “XKeyscore” để theo dõi. Chương trình này trước đây đã được NSA và các cơ quan mật vụ đồng minh, bao gồm Cục Tình báo Liên bang Đức (BND), sử dụng để lọc và phân tích các cụm từ tìm kiếm nhất định như từ địa chỉ e-mail hoặc số điện thoại từ các luồng dữ liệu lớn. Theo Báo cáo Dunhammer, được giữ bí mật cho đến ngày nay và đã kiểm tra sự hợp tác giữa NSA và FE trong năm 2012 và 2014, cuộc giám sát cũng nhắm vào chính Đan Mạch. Các mục tiêu trong Bộ Ngoại giao và Tài chính Đan Mạch và trong một công ty vũ khí Đan Mạch đã bị theo dõi.
Theo đó, cơ quan tình báo đối ngoại của Đan Mạch đã giúp người Mỹ giám sát chính phủ của họ. Điều này bị cấm theo luật Đan Mạch và khi nó được biết đến vào năm 2020 đã dẫn đến một làn sóng phẫn nộ. Trong quá trình làm sáng tỏ vụ bê bối, toàn bộ ban lãnh đạo của FE đã phải từ chức, bao gồm cả cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Thomas Ahrenkiel, người lẽ ra đã trở thành đại sứ tại Đức. Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa biết rằng bà Merkel, ông Steinmeier và ông Steinbrück rõ ràng cũng là mục tiêu của hoạt động gián điệp từ Đan Mạch.
Thực thi các quyền lợi
Vào thời điểm đó, người Đan Mạch đứng trước sự lựa chọn là làm việc với người Mỹ hoặc với các đối tác châu Âu của họ, Thomas Wegener Friis, một chuyên gia Đan Mạch trên lĩnh vực tình báo, giải thích. “Rõ ràng họ đã quyết định có lợi cho người Mỹ và chống lại các đối tác châu Âu của họ.”
Patrick Sensburg cũng không ngạc nhiên trước những tiết lộ gần đây. Chính trị gia CDU này đứng đầu ủy ban điều tra về NSA tại Quốc hội Đức. Người ta phải hiểu hệ thống các cơ quan tình báo, Sensburg nói. “Ở đây không phải là về tình bạn. Đó không phải là về những mong muốn về luân lý hay đạo đức. Đó là về việc khẳng định lợi ích.”
NSA, cơ quan tình báo Đan Mạch FE và Bộ Quốc phòng Đan Mạch không muốn bình luận về vụ việc này khi được hỏi. Bà Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch nói chung chung rằng “việc nghe lén có hệ thống các đồng minh thân cận là không thể chấp nhận được”.
Điều tra này được thực hiện với sự hợp tác giữa đài truyền hình Đan Mạch DR, SVT Thụy Điển, NRK Na Uy, Le Monde của Pháp cũng như đài truyền hình công cộng NDR, WDR và tờ báo Süddeutscher Zeitung.
===
Mặc dù vụ việc bị phanh phui nhưng chỉ có nhóm quan chức cơ quan tình báo Đan Mạch FE từ chức như cách thức trốn tránh trách nhiệm và lấp liếm, chữa cháy cho Chính phủ Đan Mạch khỏi vụ bê bối. Đứng ở góc độ pháp lý thì hành vi tiếp tay cho cơ quan tình báo nước ngoài xâm hại đến lợi ích, uy tín của Đan Mạch và đồng minh không khác nào hành vi gián điệp, gây hậu quả vô cùng to lớn đối với uy tín, lợi ích chính trị của Chinh phủ Đan Mạch với các nước đối tác thân cận.
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *