Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
34896

Có phải các cơ sở y tế tại các trại giam ở Việt Nam luôn trong trạng thái “tồi tệ”?

Liên quan Nguyễn Thúy Hạnh từng đã bị Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sau đó xác định có dấu hiệu tâm thần, phải chữa bệnh bắt buộc; nay tiếp tục được Huỳnh Ngọc Chênh tung tin có dấu hiệu bệnh ung thư, đang trở thành mục tiêu cho một số đài báo thiếu thiện chí, trang mạng phản động lợi dụng xuyên tạc tình hình y tế trong các trại giam ở Việt Nam luôn trong trạng thái “tồi tệ”… Đây là một sự bóp méo, xuyên tạc sự thật, vu cáo trắng trợn.

Tại Việt Nam, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam luôn được đặc biệt quan tâm. Quyền được chăm sóc y tế của phạm nhân quy định được quy định rất rõ và được tổ chức đảm bảo tốt trên thực tế. Theo Khoản b Điều 27 Luật thi hành án dân sự phạm nhân có quyền “Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;..”. Theo Nghị định 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân được quy định như sau: Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ được y tế của cơ sở giam giữ tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành án phạt tù của phạm nhân và tình hình cụ thể của mình phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện hoặc bệnh viện Công an, bệnh viện Quân đội nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho phạm nhân định kỳ ít nhất 02 năm/lần. Kết quả khám sức khỏe được lưu vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của phạm nhân. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Cơ sở giam giữ phạm nhân thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thiên tai, tai nạn thương tích. Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ, bị bệnh, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ phạm nhân.

Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì xem xét, quyết định việc điều trị tiếp theo; đồng thời phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.

Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, bệnh viện quân đội nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí quỹ đất trong khuôn viên bệnh viện để xây dựng khu điều trị riêng cho phạm nhân. Trường hợp không còn quỹ đất thì bố trí tối thiểu từ 03 buồng bệnh riêng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân và phải đảm bảo về an ninh, trật tự, thuận lợi cho công tác quản lý phạm nhân.

Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho phạm nhân được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ/phạm nhân/tháng. Đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm giảm khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trong khi chờ Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Tòa án Quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với bệnh viện tâm thần tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khoa tâm thần bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc bệnh viện cấp quân khu nơi đơn vị đóng quân tổ chức khám và điều trị theo quy định của pháp luật…

Có thể khẳng định những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã hoàn thành tốt công tác bảo đảm quyền con người và quyền được khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam; qua đó thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những người phạm tội, góp phần tích cực vào công tác cải tạo giáo dục, hướng thiện cho phạm nhân. Việt Nam đã gia nhập Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT). Việt Nam luôn dành mối quan tâm đặc biệt về chế độ chăm sóc y tế với người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án tù. Theo đó, Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách để trên cơ sở đó bảo đảm, bảo vệ và chống mọi hình thức xâm hại sức khỏe của người đang bị tạm giữ, tạm giam, tù giam.

Trường hợp  Nguyễn Thúy Hạnh, Công an thành phố Hà Nội và việc Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Sau một thời gian cho đi điều trị, cơ quan Công an quyết định tạm giam Nguyễn Thúy Hạnh để tiếp tục thụ lý điều tra vụ án là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không có việc Nhà nước trấn áp và trừng phạt những người bất đồng chính kiến và không cho Nguyễn Thuý Hạnh khám, chữa bệnh hay trại giam ở Việt Nam luôn trong trạng thái “tồi tệ”…/.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *