Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
85334

Chuyên gia Pháp: sự lựa chọn về con đường đi lên CNXH của Việt Nam là đúng đắn

 

Trả lời phỏng vấn của TTXVN, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp – Việt Jean-Pierre Archambault chia sẻ, trong bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’, ông tâm đắc với ba nội dung mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra cho con đường phát triển của Việt Nam là ‘độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội’, ‘không lựa chọn chủ nghĩa tư bản’ và ‘phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’. Theo ông, đó là những lựa chọn đúng đắn, được quyết định từ rất sớm và được duy trì liên tục trong suốt thế kỷ 20 cho đến nay.

Ông Jean-Pierre Archambault cho rằng, sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có một nền kinh tế ổn định, thể hiện qua các số liệu thống kê: mức tăng trưởng luôn đạt 6% đến 7%/năm trong 10 năm qua; lạm phát ở mức thấp, tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 5%; thu nhập bình quân đầu người tăng hằng năm. Năm 2010, Việt Nam đã ra khỏi nhóm những nước kém phát triển nhất để gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình (2.100 USD/người/năm)…

Theo ông Jean-Pierre Archambault, đây là những kết quả vô cùng ấn tượng, nhất là trong bối cảnh những hậu quả của quá khứ vẫn còn đè nặng đối với một đất nước từng trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, công cuộc tái thiết đất nước đã diễn ra trong bối cảnh khắc nghiệt do lệnh bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây. Cho đến nay, sau gần 50 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, chất độc da cam/dioxin vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới người dân Việt Nam, với hơn bốn triệu người phải gánh chịu hậu quả. Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân khác của chất độc da cam/dioxin vẫn đang tiếp diễn.

Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp – Việt cũng cho rằng, dù đạt được những tiến bộ vượt bậc trong những điều kiện khó khăn, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; giải quyết tình trạng phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn; giữ vững lập trường, quan điểm về phát triển bền vững; xóa bỏ tệ nạn tham nhũng, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và giảm đến mức thấp nhất những tác động của biến đổi khí hậu. Thời gian tới, theo ông, Việt Nam cần chú trọng phát triển đào tạo nghề, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phát huy thế mạnh về y tế.

Về hội nhập khu vực và quốc tế, ông Jean-Pierre Archambault nhấn mạnh Việt Nam đã rất thành công nhờ quyết tâm chính trị mạnh mẽ của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, góp phần tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới.

Với tư cách là Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp – Việt, ông Jean-Pierre Archambault khẳng định tuy quan hệ hai nước có những vấn đề trong lịch sử, nhưng tình đoàn kết, sự ủng hộ lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước luôn được duy trì. Hiện tại, phong trào Pháp ngữ ở Việt Nam đang được khôi phục. Ông bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ đạt được những kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Đây là đánh giá khách quan của một chuyên gia, nhà hoạt động xã hội gắn bó với Việt Nam nhiều năm qua, nhìn nhận sát sao sự phát triển của Việt Nam. Đánh giá của ông Jean-Pierre Archambault trái ngược hoàn toàn với truyền thông BBC, VOA, RFA hay của giới zân chủ khi binh phẩm xuyên tạc, đả kích, phủ nhận giá trị bài viết về con đường đi lên CNXH của Việt Nam qua bài viết của TBT Nguyễn Phú Trọng. Chứng kiến quá trình tích lũy tư bản và phát triển của CNTB thời đầu cho thấy, con đường lựa chọn của Đảng CSVN hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc, chúng ta không đánh đổi mọi giá trị đạo đức, nền tảng xả hội để lấy kinh tế, Bằng lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa giúp cho Việt Nam tích lũy “tư bản”, vừa bảo tồn những giá trị căn cốt về văn hóa, đạo bản của CNXH.

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *