Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
101713

Không còn dễ chia rẽ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Kỳ 3:Chủ động phòng ngừa, đấu tranh

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, Tây Nguyên là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch lựa chọn thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà thờ Plei Mơ nú, điểm sinh hoạt tin lành được cấp phép tại TP. Pleiku, Gia Lai

Hiện nay, khu vực Tây Nguyên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp: đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; tư tưởng “hẹp hòi dân tộc”, tự ti dân tộc vẫn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS; sự phân hoá giàu – nghèo có xu hướng gia tăng; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn tồn tại, chậm được khắc phục… Đây là những vấn đề các thế lực thù địch sẽ tập trung lợi dụng để xuyên tạc, kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hiệu quả của các chủ trương, chính sách phát triển vùng Tây Nguyên nói chung và các chính sách liên quan đến công tác dân tộc nói chung từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung các giải pháp, chính sách mới sát hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết thực hiện Nghị quyết số 88 /2019/QH14 của Quốc hội khoá XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 góp phần nâng cao đời sống của bà con đồng bào.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nói chung cũng như các chủ trương, chính sách phát triển khu vực Tây Nguyên nói riêng tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng số khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần trách nhiệm của bà con đồng bào trong việc xây dựng và phát triển quê hương.

Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển vùng Tây Nguyên, trong đó tập trung vào việc tạo kế sinh nhai bền vững cho bà con đồng bào DTTS. Chú trọng việc giải quyết những mẫu thuẫn liên quan đến vấn đề đất đai, tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt của đồng bào; tận dụng tối đa mọi nguồn lực, phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với văn hóa, tập quán từng dân tộc.Phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời sống văn hóa xã hội, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.

Thứ tư, nhận diện chính xác, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng vững chắc thế trận “an ninh nhân dân” và “quốc phòng toàn dân”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, không để kẽ hở để kẻ địch có thể lợi dụng. Thực hiện nghiêm phương châm “an ninh chủ động”, nắm tình hình từ xa, từ sớm, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn ngay từ cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”, “điểm phức tạp” về an ninh trật tự.

Thứ năm, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân; chú trọng xây dựng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người DTTS; thực hiện nghiêm công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ quan liêu, hách dịch, xa dân, không trong sạch, thiếu tinh thần trách nhiệm để củng cố niềm tin của đồng bào vào hệ thống chính quyền. Đẩy mạnh việc phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, xây dựng tổ chức đảng về đến từng buôn làng, đặc biệt là những khu vực trọng điểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ sáu, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên theo đúng quy định của pháp luật, tránh để bên ngoài lợi dụng xuyên tạc chinh sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Trấn Anh Tú

Công an huyện Sóc Sơn

Tây Nguyên gồm 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh, với diện tích 54.451,5km2, có đường biên giới với Lào và Campuchia; trên địa bàn có 54 dân tộc cùng sinh sống, dân số khoảng 5,7 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 33%. Địa bàn Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *