Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
4838

Thật vô lý với “Yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho nhà báo độc lập và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang”

Trước phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang dự kiến diễn ra vào ngày 4/11 sắp tới, 28 tổ chức nhân danh bảo vệ nhân quyền đưa ra cái gọi hết sức vô lý rằng “chính quyền Việt Nam, ngay lập tức và vô điều kiện, trả tự do cho Phạm Đoan Trang, đồng thời gỡ bỏ mọi cáo buộc chống lại cô. Việc bắt, xử lý Đoan Trang và những nhà zân chửi khác, hầu hết là những con rối của các tổ chức này, là một phần “trong chiến dịch tấn công ngày càng tồi tệ hơn, nhắm đến quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin tại Việt Nam…”, ngoài ra các tổ chức còn vu cáo Việt Nam “Tra tấn và đối xử tồi tệ, bao gồm việc bị tấn công thân thể. Năm 2015, cô bị lực lượng an ninh đánh nặng đến mức phải mang thương tật, và kể từ đó thường xuyên phải dùng nạng để đi lại. Năm 2018, cô phải nhập viện sau khi bị tra tấn trong lúc bị công an giam giữ…” ; 28 tổ chức gồm: Access Now; ALTSEAN-Burma; Amnesty International; ARTICLE 19; Asia Democracy Chronicles; Asia Democracy Network; Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA); Boat People SOS (BPSOS); CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation; Committee to Protect Journalists; Defend the Defenders; FIDH – International Federation for Human RightsFront Line Defenders; Green Trees; Human Rights Watch; International Commission of Jurists; International Publishers Association; Legal Initiatives for Vietnam; Open Net Association; PEN America; People in Need; Que Me – Vietnam Committee on Human Rights; Reporters Without Borders; Safeguard Defenders; The 88 Project; Vietnam Human Rights Network; Vietnamese Women for Human Rights; World Organisation Against Torture (OMCT). Các tổ chức này còn vu cáo

Phạm Thị Đoan Trang trước đây từng là phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Đến tháng 1/2013, Đoan Trang xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc. Chính thời gian này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức  phản động lưu vong.

Đối tượng Phạm Thị Đoan Trang

Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”.

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn  “kỹ năng”, cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,”Học chính sách công qua chuyện luật khu”… kích động lật đổ chế độ.

Đoan Trang có bị tra tấn, nhục hình?

Trên trường quốc tế, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979; Công ước chống tra tấn từ năm 2013, các chế tài pháp luật của Việt Nam được cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật được đảm bảo, thi hành… và những đóng góp lớn được cộng đồng quốc tế công nhận. Đặc biệt, Việt Nam nhiều lần được bầu làm thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Kết quả này không chỉ là minh chứng rõ ràng nhất về thành tựu nhân quyền ở Việt Nam mà còn là lời khẳng định sự tín nhiệm của quốc tế đối với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Không chỉ riêng Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, người nào vi phạm pháp luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm. Thực tế khách quan đã chứng minh không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “hoạt động nhân quyền”,“bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra hằng năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc có chủ đích theo một chiều, không phản ánh đúng hiện thực khách quan. Do đó, những luận điệu của các cá nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí lấy cớ nhân quyền để quy chụp, chống phá Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng và can thiệp trắng trợn công việc nội bộ của Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *