Các tổ chức phản động lưu vong như BPSOS hay Việt tân và đám tay chân của chúng có nhiều thủ đoạn để mua chuộc, lôi kéo người tham gia các hoạt động chống chính quyền. Chúng có thể tạo vỏ bọc mời tham gia các chương trình huấn luyện kỹ năng tổ chức từ thiện, giúp đỡ người dân hoạn loạn, khó khăn như vụ Formosa. Chúng cũng có thể phác họa ra hẳn chương trình giúp đỡ bài bản như dự án thu gom, sửa chữa và phân phát xe đạp cho học sinh nghèo. Thông qua những vỏ bọc này, chúng quảng bá được tổ chức phản động, rửa sạch được tội trạng, đánh lận bản chất, tạo vỏ bọc lừa phỉnh hay thu hút người tham gia. Tuy nhiên, nguy hiểm và trực tiếp hơn cả là lôi kéo người tham gia các khóa huấn luyện phát triển xã hội dân sự, trong đó đề cập rõ ràng đào tạo kỹ năng lãnh đạo phong trào xã hội, tổ chức, lôi kéo, quảng bá, tạo dựng hình ảnh…nhằm từng bước tạo vỏ bọc khuếch trương ảnh hưởng trong xã hội. Nếu bị chính quyền ngăn cản thì có các bước truyền thông lu loa, đối phó ra sao….rất bài bản.
Trong bài báo Công an nhân dân “Ý đồ từ các khoá đào tạo huấn luyện kỹ năng đối phó, chống phá chính quyền” ngày 18/1//2022 đã dẫn chứng rất cụ thể, chi tiết với ví dụ rõ ràng về chiêu trò lôi kéo, lừa phỉnh người tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng chống chính quyền qua các tổ chức ngoại vi như VOICE, RISE hay hợp tác, núp bóng các đài báo, tổ chức NGO nước ngoài…với vỏ bọc là thúc đẩy “Xã hội dân sự”, “Dân sinh”, “Dân quyền”.
Một lớp học được quảng bá của “RISE”
Bài báo trích dẫn tổ chức RIS, một tổ chức ngoại vi của Viêt tân do nhóm thành viên Việt tân gộc tách ra, lập thành. Thủ đoạn lôi kéo người tham gia các khóa học nay không mới. Mỗi khi cần tuyển người, núp bóng dưới danh nghĩa trợ cấp học bổng, hứa hẹn tài trợ kinh phí nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh, kỹ năng mềm, đối tượng mà các tổ chức ngoại vi của Việt Tân gồm VOICE và RISE nhằm vào là sinh viên, thanh niên, nhân sĩ, trí thức, chức sắc cực đoan trong các tôn giáo, thành phần cơ hội chính trị, đối tượng chống đối trong nước có tuổi đời dưới 30 tuổi, biết ngoại ngữ… Thực chất đây lại là những khoá đào tạo, huấn luyện về “xã hội dân sự” nhằm xây dựng thành “hạt nhân” phục vụ mưu đồ chống phá lâu dài của các đối tượng. Trong bài báo có đưa ra 2 ví dụ điển hình bị lừa phỉnh tham gia các khóa huấn luyện của RISE cho ta thấy rõ thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc người của Việt tân:
- Chị Phạm Thị H. giáo viên của một trường đại học trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An, một người đã từng tham gia vào các khóa huấn luyện của “RISE” chia sẻ: nếu không được các cán bộ Công an tỉnh Nghệ An giải thích, nói rõ về bản chất của “RISE”, tôi không biết đây là tổ chức ngoại vi của tổ chức Việt Tân thành lập để thực hiện các hoạt động chống Đảng và Nhà nước”. Tốt nghiệp đại học, chị H về làm giáo viên của một trường cấp 3 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; hoàn thành tâm nguyện của thời tuổi trẻ, trở thành một cô giáo đứng trên giảng đường truyền thụ cho học sinh niềm say mê văn học. Sau đó, chị tiếp tục học thạc sỹ rồi trở thành giảng viên của một trường đại học trên địa bàn TP Vinh. Đam mê các hoạt động xã hội và ham muốn học hỏi, ngoài công việc chính là giảng viên, từ năm 2010-2013, chị bắt đầu tham gia vào các tổ chức phi chính phủ (NGO). Ban đầu là nhân viên hỗ trợ cho các trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Sau đó là nhân viên thu thập số liệu, liên quan đến các chương trình phòng, chống HIV…Từ năm 2013 đến 2016, chị làm cộng tác viên của một tổ chức phi chính phủ, có trụ sở tại TP Vinh, với công việc là theo dõi, đánh gía dự án, các chỉ số hoạt động do tổ chức này hỗ trợ. Từ năm 2016-2017, tiếp tục làm việc cho dự án hỗ trợ nâng cao năng lực các nhóm cộng đồng và tiếp cận, hỗ trợ các nhóm nguy cơ lây, nhiễm HIV. Từ năm 2018 đến nay, hỗ trợ cho nhóm dễ bị tổn thương ở TP Vinh. “Khoảng tháng 4/2021, trong một lần lên mạng xã hội facebook, H đã tham khảo thông tin về khóa học đăng tải công khai trong diễn đàn mà H là thành viên. Khi tìm hiểu nội dung chương trình, H nghĩ rằng đây là lớp học liên quan đến các hoạt động xã hội nên đã đăng ký tham gia lớp tập huấn xây dựng phong trào xã hội do “RISE” tổ chức. Sau khi đăng ký tham gia, chị được gửi thông tin đăng nhập (số phòng, mật khẩu) học trực tuyến qua zoom. Chị H đã tham gia các lớp học trực tuyến qua phần mềm zoom với 2 nội dung gồm: “Thúc đẩy sự tham gia từ cá nhân cộng đồng với phong trào xã hội (buổi 1) và “Nhắc lại quá trình phát triển của phong trào SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân (buổi 2). Ngày 22/8, RISE gửi email kèm link đăng ký cho H thông báo về việc đăng ký hỗ trợ 1 triệu đồng cho học viên trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp. Khi đó, H đã đăng ký và ghi rõ mục đích khi nhận được số tiền trên sẽ mua gạo và nhu yếu phẩm để hỗ trợ cho những người neo đơn, khó khăn. Một người trong đó là hàng xóm đã già yếu của cô, một người là đồng nghiệp… Quá trình tham gia vào các lớp học online, chị được cung cấp mật khẩu, không biết người dạy là ai. Vì chưa hiểu rõ về bản chất của RISE và xuất phát từ nhu cầu cá nhân tìm hiểu thông tin, phục vụ cho công việc nên chị đã tham gia
- Trường hợp của chị Nguyễn Thị M, giảng viên của Trường Đại học tại Thái Nguyên cũng tương tự như vậy. Với mục đích tìm kiếm thông tin và phát triển chuyên môn, chị M thường xuyên lên mạng xã hội facebook, tìm kiếm các khoá học trực tuyến liên quan đến việc tổ chức các phong trào. Khoảng tháng 4/2021, khi triển khai tìm kiếm bằng các từ khoá, chị đã nhận được đề xuất quảng cáo tham dự khoá học “Thúc đẩy sự tham gia” do trang RISE tổ chức. Sau khi xem các nội dung giới thiệu về RISE trên trang web được chia sẻ công khai trên mạng xã hội, chị M đã sử dụng tài khoản đăng ký tham gia khoá học theo đường dẫn RISE chia sẻ công khai trên mạng xã hội. Đến ngày 9/4, chị nhận được phản hồi đăng ký thành công từ tài khoản mail của tổ chức này và nhận được một số câu hỏi khảo sát phục vụ việc tham gia đào tạo, huấn luyện trực tuyến. Sau đó, từ ngày 14/4 đến 24/6/2021, M bắt đầu sử dụng tài khoản tương tác với email. Ngày 4/5, chị M nhận được cuộc điện thoại của người phụ nữ tên Trang, tự giới thiệu là người phụ trách tổ chức RISE, nội dung cuộc gọi là phỏng vấn về mức độ phù hợp để tham gia khoá học. Qua trao đổi, M đã cung cấp thông tin cá nhân gồm họ và tên, nghề nghiệp, tự giới thiệu có tham gia phong trào xã hội dân sự, tham gia đề xuất dự án cộng đồng… Đến 6/5 thì chị M nhận được hồi âm là được lựa chọn tham gia chương trình đào tạo, huấn luyện trực tuyến “Trường nghề xã hội dân sự” của RISE gồm 3 khóa với các chủ đề: Khóa 1: “Thúc đẩy sự tham gia”; Khóa 2 “Xây dựng chiến dịch hiệu quả”; Khóa 3 “Lãnh đạo và bước đi chiến lược”. M chia sẻ, sau khi được Công an tỉnh Thái Nguyên giải thích, M đã nhận rõ bản chất mối quan hệ của RISE với tổ chức phản động lưu vong Việt Tân; âm mưu, ý đồ chống Đảng, Nhà nước của RISE thông qua các khóa huấn, luyện đào trực tuyến. Bên cạnh đó, M đã cam kết không tham gia vào các khoá đào tạo, huấn luyện trực tuyến về “xã hội dân sự”… do các tổ chức không rõ pháp nhân tổ chức; chủ động tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động cung cấp thông tin, tài liệu về các hoạt động vi phạm ANQG của các cá nhân, tổ chức phản động trong, ngoài nước.
Bài báo kết luận, núp bóng dưới danh nghĩa trợ cấp học bổng, hứa hẹn tài trợ kinh phí nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh, kỹ năng mềm, đưa ra nước ngoài để học tập…, RISE ra nhiều thông báo tuyển sinh trá hình để tuyển lựa, lôi kéo các đối tượng là sinh viên các trường đại học, thanh niên, nhân sĩ, trí thức, chức sắc cực đoan trong các tôn giáo, thành phần cơ hội chính trị, đối tượng chống đối trong nước. Phần lớn số này có tuổi đời dưới 30, biết ngoại ngữ có xu hướng quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội; tự do, dân chủ, nhân quyền. Song thực chất là họ bị lôi kéo tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện về “xã hội dân sự”, “dân quyền”, nhằm xây dựng thành “hạt nhân” để tuyên truyền, kích động người dân phản kháng lại các quy định của pháp luật; phục vụ mưu đồ chống Đảng, Nhà nước, thực hiện việc ý đồ thay đổi chế độ chính trị của nước ta.
Từ hai ví dụ nói trên cho ta thấy, thủ đoạn lôi kéo, dẫn dắt người tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức ngoại vi, cánh tay nối dài của Việt tân ngày càng tinh vi, nguy hiểm, khó cảnh báo, khó ngăn chặn cũng như khó xử lý tên môi trường mạng mở rộng như hiện nay. Từ hiện thực đó, mỗi người khi tham gia bất cứ hoạt động gì tên không gian mạng cần hết sức tỉnh táo, khi phát hiện có nghi ván bất mình; nội dung giảng dạy mang tính dẫn dắt sang hoạt động chống phá Nhà nước, xuyên tạc đường lối chính sách; được cấp khoản tiền thiếu minh bạch,… cần báo ngay cho lực lượng cộng an, chính quyền thông qua đường dây nóng hoặc đơn thư tố giác hoặc chính quyền cơ sở, từ đó kịp thời cảnh báo dư luận, vạch trần chiêu trò, thủ đoạn của chúng, không để chúng lôi kéo, lừa phỉnh, nhất là giới trẻ vào hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.