Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
13316

Thấy gì khi giới zân chủ xuyên tạc phiên tòa của Phương hàng Nhật

Tại phiên toà sơ thẩm ngày 26.12, Toà án nhân dân tỉnh An Giang, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Như Phương (sinh năm 1991, trú tại xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 5 năm tù về tội “Làm, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Facebook “Nguyễn Phương (Phương Hàng Nhật)”, “Hoàng Dũng”,“Phạm Minh Vũ” là các facebook do các nhà zân chủ cuội đăng tải nhiều thông tin, tài liệu, hình ảnh, file âm thanh có nhiều lượt người theo dõi, thích, bình luận với các nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; kích động chống phá Đảng, Nhà nước; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tổ chức; Kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, công tác phòng, chống dịch của cả nước nói chung việc Nguyễn Như Phương bị bắt, xử lý là đúng người đúng tội, ấy vậy mà làng zân chửi lại như lên đồng xuyên tạc Phương bị oan, bị bắt oan, bị bức cung, nhục hình và việc bắt vụ án liên quan đến ma túy chỉ là cái cớ…

Họ quên mất rằng Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều thành tích về nhân quyền được cộng đồng quốc tế công nhận Việt Nam đã tham gia vào công ước chống tra tấn năm 2013, Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế mà còn tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và thế giới. Điều này thể hiện rõ thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng ‎thuận rất cao những lần Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.

Trong giai đoạn 2014-2016, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam không chỉ tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế, mà còn có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như về quyền sức khỏe sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục…

Những đóng góp trên của Việt Nam có thể khiến một số kẻ thiếu thiện chí với chế độ tỏ ra tỏ ra hằn học và xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở nước ta như một chiêu bài quen thuộc.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *