Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
4370

RSF, HRW, AI lại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam

Một lần nữa, những “con rối” đội lốt nhân quyền như RSF, HRW, AI lại núp bóng “nhân quyền” đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên thực chất là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Phạm Đoan Trang đã có những hành vi đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Những hành vi trên của Phạm Đoan Trang vi phạm pháp luật như thế nào, đến đâu sẽ được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ. Việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở đối với Phạm Đoan Trang là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những kẻ vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người “bất đồng chính kiến”, “người hoạt động nhân quyền” như những luận điệu mà RSF, HRW, AI đưa ra.

Không những vậy, việc làm này còn thể hiện ý đồ của các tổ chức đội lốt “nhân quyền”, đó là cố tình bảo vệ, hà hơi, tiếp sức cho Phạm Đoan Trang cũng như các đối tượng chống đối chính quyền khác. Họ cố tình xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, tra tấn, bức cung, nhục hình Phạm Đoan Trang nhằm làm cho các quốc gia, tổ chức, cộng đồng thế giới hiểu sai về quan điểm, chính sách của Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.

Đặc biệt, với một tuyên bố mang nặng tính định kiến, thiếu khách quan có tiêu đề “Việt Nam: Nhà vô địch nhân quyền bị bắt, có nguy cơ bị tra tấn nghiêm trọng”, tổ chức “Ân xá quốc tế” (AI) đã lớn tiếng xuyên tạc rằng: “Việc Phạm Đoan Trang bị bắt là một hành động đáng chê trách. Bà là một nhân vật hàng đầu cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà hoạt động trẻ lên tiếng vì một nước Việt Nam công bằng, hội nhập và tự do hơn”.

Là những tổ chức hoạt động về nhân quyền, tự nhận là có ảnh hưởng lớn trên thế giới, các tổ chức nhân quyền này thiết nghĩ phải hiểu rõ Việt Nam đã tham gia Công ước chống tra tấn từ những năm 2013. Hàng năm, Việt Nam đều có các báo cáo công khai tình hình nhân quyền gửi đến Liên hiệp quốc cũng như các nước làm tài liệu tham khảo chính thống, các quốc gia cũng đều cử các đoàn thăm quan, thăm gặp nhiều giai tầng xã hội và họ không thể phủ nhận những thành tựu về kinh tế, xã hội của Việt Nam. Việc các tổ chức “nhân quyền” này cố tình “nhắm mắt, bịt tai” chỉ tin vào những lời lẽ của những tổ chức phản động, những đối tượng thường xuyên viết bài xuyên tạc chỉ góp phần vạch rõ âm mưu của Mỹ và phương Tây trước bàn dân thiên hạ.

Nhân đây cũng phải khẳng định lại rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc thực thi quyền con người là một trong những mục tiêu quan trọng đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể tại Điều 3, Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Trên cơ sở Hiến pháp, các quy định về quyền con người tiếp tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Báo chí năm 2016…; đặc biệt trong BLHS cũng quy định rõ ràng về các hành vi nghiêm cấm “Bức cung”, “nhục hình”… Hãy thử hỏi nếu cơ quan điều tra bức cung, nhục hình thì trong phiên tòa của Phạm Đoan Trang thì bà ta không lên tiếng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *