Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
49722

Hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Kỳ 1: Thông điệp cấp cao của Việt Nam

 

Hôm nay (19-4), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến và trực tiếp về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc (LHQ) và các tổ chức khu vực trong hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tếtrong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong tháng Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ.

Hiện nay, các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) và đối thoại là một trong các nhóm công cụ ngăn ngừa và giải quyết xung đột tại Hội đồng Bảo an LHQ. CBM được sử dụng để tránh việc hai hoặc nhiều bên hiểu nhầm mục đích, chính sách của nhau (từ đó dẫn đến mâu thuẫn, xung đột) và thúc đẩy hợp tác. Các biện pháp CBM góp phần củng cố các quan hệ song phương và đa phương thông qua thiện chí, trao đổi thường xuyên với nhau, cung cấp thông tin một cách minh bạch. Các cơ chế CBM tiêu biểu mà LHQ đang triển khai gồm: Cơ chế sáng kiến về khai trình vũ khí của LHQ (là hệ thống dữ liệu về tình hình chuyển giao, mua bán vũ khí của các quốc gia); Chương trình CBM của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR) nhằm giải quyết các nhu cầu nhân đạo của người tị nạn và “củng cố niềm tin giữa các bên liên quan tới xung đột tại Tây Sahara”; Hội đồng tư vấn cấp cao về hòa giải của LHQ và các cơ chế hợp tác giữa LHQ và một số tổ chức khu vực như Khung thúc đẩy quan hệ hợp tác trong hòa bình và an ninh giữa LHQ và AU, Khung hành động LHQ-ASEAN trong các giai đoạn, gần đây nhất là giai đoạn 2021-2025. Còn ở cấp độ khu vực, các tổ chức khu vực đã triển khai nhiều biện pháp đối thoại, CBM thông qua việc thành lập các quỹ với mục đích xây dựng hòa bình, giải quyết xung đột, ký kết các hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận, tuyên bố khu vực, trao đổi đoàn, tiến hành đàm phán… nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, giải quyết xung đột tại khu vực…

Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực, thực chất vào hoạt động của LHQ

Theo đánh gía của các nhà phân tích, mặc dù Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức một số phiên thảo luận về xây dựng lòng tin như Thảo luận mở về chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và xây dựng lòng tin (tháng 1-2018) và có nhiều cuộc Thảo luận mở về hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực cụ thể, song chưa có phiên thảo luận mở nào tập trung vào vai trò của các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa xung đột thông qua các CBM, đối thoại. Đồng thời, Hội đồng Bảo an LHQ cũng chưa có văn kiện cụ thể nào về mối liên hệ giữa xây dựng lòng tin, đối thoại và ngăn ngừa xung đột. Gần đây nhất, Nghị quyết số 2167 (2014) của Hội đồng Bảo an LHQ chỉ nêu nội dung khuyến khích các tổ chức khu vực tăng cường tham gia vào các nỗ lực xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột và trung gian hoà giải.

Vì vậy, phiên thảo luận mở cấp cao này có ý nghĩa và tính chất rất quan trọng, thiết thực. Đây cũng là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao Việt Nam ngay sau thành công rất tốt đẹp Đại hội XIII của Đảng; đồng thời lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao Việt Nam chủ trì một sự kiện quan trọng của Hội đồng Bảo an LHQ. Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh: “Thông qua sự kiện này, Việt Nam sẽ thể hiện sự quan tâm cao đối với việc phát huy vai trò của các tổ chức khu vực cũng như hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, trong tiến trình duy trì hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế-xã hội nói chung và trong ngăn ngừa xung đột nói riêng. Đây cũng là dịp để chúng ta gửi thông điệp ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước tới cộng đồng quốc tế về những định hướng, tầm nhìn và khát vọng phát triển của đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, khẳng định mạnh mẽ đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *