Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22258

Bật mí về hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga Kỳ 2: “Nhân tố chính trong “lực lượng răn đe”

Hạ tuần tháng 3, lần đầu tiên trong lịch sử hải quân Nga, ba tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đã đồng thời phá băng dày 1,5m và nổi lên trong khu vực bán kính 300m trong cuộc diễn tập mang tên Umka-2021 ở Bắc Cực. Theo phân tích của giới chuyên gia quân sự, hai trong số 3 tàu ngầm nói trên thuộc Đề án 667BDRM; tàu ngầm còn lại là Đề án 955 Borei. Mỗi tàu này đều có thể mang 16 tên lửa đạn đạo tầm xa R-29RMU Sineva hoặc RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa có thể lắp tối đa 160 đầu đạn hạt nhân các loại.

Trong khi đó, đài Sputnik dẫn lời Tư lệnh hải quân, Đô đốc Nikolai Evmenov trong một báo cáo gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân trong cuộc diễn tập đóng vai trò như vũ khí răn đe chiến lược. Và lần này, tàu ngầm thuộc Đề án 955 Borei đã thể hiện rõ được tầm quan trọng của mình trong việc trở thành công nghệ vũ khí thay thế trong tương lai. Một báo cáo nhanh của NATO về cuộc tập trận Umka-2021 của Nga ở Bắc Cực cũng nhấn mạnh đến tàu ngầm lớp Borei thuộc Đề án 955 Borei là loạt tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân do Sevmash chế tạo cho Hải quân Nga. Dự kiến, lớp tàu này sẽ thay thế các lớp Delta III, Delta IV và Typhoon có từ thời Liên Xô trong biên chế Hải quân Nga. Mặc dù là sự thay thế của nhiều loại tàu ngầm nhưng các tàu ngầm lớp Borei nhỏ hơn nhiều so với lớp Typhoon cả về khối lượng và thủy thủ đoàn (24.000 tấn so với 48.000 tấn và 107 nhân viên so với 160 thuỷ thủ).

Nga bắt đầu công việc thiết kế đầu tiên của Đề án 955 Borei vào giữa những năm 1980 và việc đóng con tàu đầu tiên được thực hiện năm 1996. Trước đó, một thiết kế song song ngắn hạn, nhỏ hơn đã xuất hiện vào năm 1980 với tên gọi Dự án 935 Borei II. Một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới được gọi là R-39UTTH Bark đã được phát triển song song. Tuy nhiên, công việc về tên lửa này đã bị bỏ dở và một tên lửa mới, RSM-56 Bulava, được thiết kế thay thế. Chiếc tàu ngầm này cần được thiết kế lại để phù hợp với tên lửa mới và tên thiết kế được đổi thành Đề án 955. Trong quá trình phóng thử RSM-56 Bulava, một số chuyên gia đã gợi ý rằng thay vào đó, các tàu ngầm Borei có thể được trang bị R-29RMU Sineva SLBM, hiện đang hoạt động cùng với các tàu ngầm lớp Delta IV. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn kỳ vọng, sự xuất hiện của lớp Borei giúp Hải quân Nga có thể nối lại các cuộc tuần tra chiến lược ở các vĩ độ phía Nam mà tàu ngầm tên lửa Nga đã không được nhìn thấy trong 20 năm. Đến năm 2002, việc hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lớp Borei mang tên Yury Dolgorukiy đã được lên kế hoạch nhưng lại bị trì hoãn vì hạn chế ngân sách. Con tàu cuối cùng được lăn bánh 5 năm sau đó và trở thành tàu ngầm tên lửa chiến lược đầu tiên của Nga được hạ thủy sau 17 năm kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Với tham vọng biến tàu ngầm lớp Borei là lực lượng thay thế hạm đội tàu ngầm cũ, các nhà thiết kế và chế tạo ở Nga đã khá thận trọng khi đưa vào sử dụng loại tàu ngầm này. Mãi đến tháng 2-2008, tàu ngầm Yuriy Dolgorukiy mới chính thức được đưa xuống nước và đến tháng 7-2009, mới được trang bị tên lửa Bulava. Nhưng thế vẫn là chưa đủ để tàu ngầm này chạy thử trên biển. Ngày 21-11-2008, lò phản ứng trên tàu Yuriy Dolgorukiy được kích hoạt  và ngày 19-6-2009, con tàu bắt đầu thử nghiệm chạy trên biển ở Biển Trắng. Phải qua 6 lần chạy thử nghiệm, đến cuối tháng 10-2010, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga mới tiếp nhận các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược lớp Borei này.

Đánh giá của tờ Military cho hay, tàu ngầm lớp Borei bao gồm thân tàu nhỏ gọn và tích hợp hiệu quả thủy động lực học để giảm tiếng ồn băng thông rộng và lần đầu tiên sử dụng động cơ phản lực bơm. Mức độ tiếng ồn ở tàu lớp Borei thấp hơn 5 lần khi so sánh với các tàu ngầm lớp Akula chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ thứ ba và thấp hơn hai lần so với các tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ. Các tàu ngầm Borei dài khoảng 170m, đường kính 13m và có tốc độ lặn tối đa ít nhất là 46km/h. Tàu được trang bị một khoang cứu hộ nổi được thiết kế để phù hợp với toàn bộ thủy thủ đoàn. Nhỏ hơn tàu ngầm lớp Typhoon, tàu ngầm lớp Boreis ban đầu được cho là mang 12 tên lửa nhưng có thể mang thêm 4 tên lửa do khối lượng của Bulava SLBM 36 tấn (phiên bản sửa đổi của Topol-M ICBM) giảm so với đề xuất ban đầu R-39UTTH Bark.

Có 2 phiên bản của tàu ngầm thuộc Đề án 9955 Borei là 955A (Borei-A) và 955B (Borei-B). Các đơn vị của 955A bao gồm các hệ thống liên lạc và phát hiện được cải tiến, cải tiến chữ ký âm thanh và có những thay đổi lớn về cấu trúc như bổ sung tất cả các bánh lái chuyển động và phần cuối thẳng đứng cho thủy phi cơ để có khả năng cơ động cao hơn và hình dạng cánh buồm khác. Chiếc tàu ngầm 955A đầu tiên, Knyaz Vladimir, được hạ thủy vào 30-7-2012, trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Còn các tàu của 995B có hệ thống đẩy phản lực nước mới, thân tàu được nâng cấp và công nghệ giảm tiếng ồn mới. Thiết kế ý tưởng đã được Phòng thiết kế Rubin khởi xướng vào năm 2018 và 5 tàu của Đề án 955B đã được đề xuất với chiếc đầu tiên được chuyển giao cho Hải quân Nga vào năm 2026. Tuy nhiên, dự án được cho là không được đưa vào Chương trình vũ trang nhà nước của Nga giai đoạn 2018–2027 do hiệu quả chi phí. Thay vào đó, 6 tàu ngầm Borei-A khác sẽ được đóng sau năm 2023. Theo một báo cáo năm 2018, Chương trình vũ trang nhà nước của Nga giai đoạn 2018–2027 bao gồm việc đóng thêm hai tàu ngầm Borei-A vào năm 2028. Việc đóng tàu sẽ diễn ra tại Sevmash bắt đầu từ năm 2024 và giao cho Hải quân Nga lần lượt vào năm 2026 và 2027. Ngoài ra, một phiên bản đề xuất được trang bị tên lửa hành trình thay vì SLBM, tương tự như tàu ngầm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSGN) lớp Ohio của Mỹ, cũng đang được Bộ Quốc phòng Nga xem xét.

Sự phát triển nhanh chóng của hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga thời gian qua đã khiến giới chức quân sự Mỹ lo ngại. Tạp chí Học viện Hải quân Mỹ (USNI) mới đây còn nhận định, hiện Mỹ không có tàu nào tương đương với sức mạnh của tàu ngầm Borei của Nga. Trước đó, Tư lệnh đội 6 của Mỹ, Phó Đô đốc James Foggo III cũng đã cảnh báo rằng, tàu ngầm của Nga đang hoạt động kinh doanh vượt trội của NATO ở Đại Tây Dương. Đồng quan điểm với Phó Đô đốc James Foggo III nhà phân tích quân sự, Alarik Fritz còn khẳng định: “Nga đang dần dần thu dần khoảng cách về công nghệ. Những lợi ích dưới lòng đại dương mà chúng ta có từ sau Chiến tranh lạnh đang dần biến mất”.

Ngọc Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *