Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22516

Không có chuyện “mất luôn Biển Đông”?

 

Đối với các băng nhóm phản động như Việt tân, ngoài việc ngày ngày chỉ viết xoi mói, so sánh, tìm cớ xúc xiểm, bôi nhọ, công kích chế độ ra, nó chẳng đóng góp hay làm được gì có ích cả.

Chẳng hạn như mới đây, trang này mượn việc Trung Quốc xây dựng các thực thể mà nước này chiếm đóng trên Biển Đông rồi chế nhạo Việt Nam không làm được điều này, vu cáo Việt Nam “làm mất luôn Biển Đông” chỉ vì theo đuổi quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Một blogger chế nhạo Việt Tân tự nhận là một nhóm người yêu nước và theo sát tình hình biển đảo nhưng thực tế ngược lại, họ mù tịt về những gì đang diễn ra trên Biển Đông khi không hề biết đến thực tế mà báo chí nước ngoài cũng như dân chúng Việt Nam đều biết rõ, Việt Nam là quốc gia xếp thứ hai về tốc độ xây dựng công sự trên Biển Đông, chỉ sau Trung Quốc.

Blogger này dẫn chứng một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Mỹ công bố hồi tháng 11 năm 2023, cho biết trong suốt năm 2023, Việt Nam đã tăng cường công việc nạo vét và bồi đắp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nhằm tạo ra thêm 330 mẫu đất. Diện tích mới mở rộng này lớn hơn nhiều so với 120 mẫu đất được tạo thêm trong suốt 10 năm trước đó, tức từ năm 2012 đến năm 2022, khiến Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về việc xây dựng đảo ở Quần đảo Trường Sa.

Báo cáo trên cũng cho biết Việt Nam hiện kiểm soát 27 thực thể ở Biển Đông. Đây là một con số lớn, nếu so với 7 bãi đá san hô mà Trung Quốc chiếm giữ, 9 thực thể mà Philippines chiếm, 5 thực thể mà Malaysia chiếm, hay 1 thực thể mà Đài Loan chiếm. Dù tổng diện tích bồi lấn của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/4 con số hơn 12,9 km² đất do Trung Quốc tạo ra trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2016, diện tích bồi đắp của Việt Nam vẫn lớn hơn tất cả các nước tham gia tranh chấp còn lại.

Cũng trong tháng 11/2023, Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược biển Đông (SCSPI), một tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc, đã nhận xét rằng hoạt động xây dựng của Việt Nam trên Bãi Thuyền Chài đang tiến triển nhanh chóng. Nó đã biến bãi đá này trở thành một trong những thực thể lớn nhất thuộc quyền chiếm đóng của Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa. Tổ chức này cho rằng hoạt động mở rộng vừa kể có thể liên quan đến việc xây dựng sân bay thứ hai trên các thực thể do Việt Nam chiếm giữ ở Biển Đông.

Trước đó, vào tháng 11/2022, trang Kinh tế Đô thị viết rằng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức triển khai dự án trồng rau, cây xanh, và nuôi vịt biển trên các đảo ở Trường Sa trong hai năm 2023–2024, bao gồm cả đảo “Thuyền Chài mở rộng”, với mục tiêu nhằm “tạo môi trường đất, giá thể phù hợp với môi trường biển đảo để phát triển một số cây trồng, vật nuôi và cây phủ xanh cảnh quan trên đảo”, đồng thời “cung cấp thực phẩm tại chỗ cho cán bộ, chiến sỹ”.

Như vậy, các cơ quan nghiên cứu của cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang thừa nhận một thực tế, rằng suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã kiên định theo đuổi việc xây dựng , củng cố trên các thực thể mà mình đang quản lý tại Biển Đông. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng tốc độ xây dựng của mình, đồng thời đa dạng hoá các công trình để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chiến lược, cũng như nhu cầu của người dân và chiến sĩ sinh sống trên các thực thể. Đây là một sự chuẩn bị cần thiết để chính thức hoá hiện trạng định cư của người Việt Nam trên Biển Đông, tạo ưu thế cho việc bảo vệ chủ quyền trong dài hạn, dù là trên phương diện ngoại giao hay quân sự.

Khi cả Mỹ – quốc gia lâu nay Việt tân đòi Việt Nam phải “theo phe” lên án Việt Nam “không giữ nguyên hiện trạng” trên Biển Đông  thì Việt Tân hình như tỏ vẻ không biết đến nó hoặc giả ngơ. Nhìn những giọng lưỡi của Việt Tân cho thấy, nó tự phơi bày bản thân không chỉ”giả ngu” lịch sử của các tranh chấp trên Biển Đông  mà còn thiển cận về sách lược giữ đảo được các nước “xem chừng” của Việt Nam

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *