Việc thành lập CQNQQG phải coi là sự bổ sung chứ không phải thay thế cho các cơ chế, tổ chức, bộ máy hiện có trong bảo vệ quyền con người. Vì vậy, việc thành lập cơ quan này cần phù hợp với thực tiễn chính trị, xã hội, pháp lý và truyền thống văn hóa ở Việt Nam; kế thừa được các nguyên tắc, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động hiện hành.
Việc xây dựng CQNQQG ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm mục tiêu bảo vệ quyền con người, đồng thời gắnchặt với sự ổn định và phát triển đất nước. Quá trình đó cần dựa trên một số định hướng cơ bản dưới đây.
Đón công dân từ Thái Lan về nước trong đại dịch Covid -19
Trước hết, cần nhận thức rõ, việc thành lập CQNQQG là nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người ở Việt Nam. Do đó, việc lựa chọn mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động của cơ quan này phải hướng tới hoạt động thực chất, hiệu quả và khả thi.
Hiện nay, GANHRI hằng năm đánh giá năng lực hoạt độngcủa các CQNQQG (tham chiếu từ Nguyên tắc Paris). Tuy nhiên, điều này không cản trở việc chúng ta toàn quyền lựa chọn xây dựng một CQNQQG phù hợp thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam.
CQNQQG ở Việt Nam cần hướng tới các quy định của Nguyên tắc Paris, song cần có lộ trình phù hợp. Nghĩa là, trước mắt có thể trao cho cơ quan này một số chức năng, nhiệm vụ nhất định và bổ sung thêm khi đủ điều kiện.
Thứ hai, việc thành lập CQNQQG phải coi là sự bổ sung chứ không phải thay thế cho các cơ chế, tổ chức, bộ máy hiện có trong bảo vệ quyền con người. Vì vậy, việc thành lập cơ quan này cần phù hợp với thực tiễn chính trị, xã hội, pháp lý và truyền thống văn hóa ở Việt Nam; kế thừa được các nguyên tắc, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động hiện hành.
Thứ ba, xây dựng CQNQQG cần gắn với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Không ngừng kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước là yêu cầu thường xuyên để bảo đảm quyền con người. Bộ máy Nhà nước đang được vận hành trên cơ sở Hiến pháp 2013. Do đó, CQNQQG chỉ hoạt động hiệu quả khi “guồng máy” đó không ngừng đổi mới cả nhận thức, hành động trong việc bảo đảm quyền con người. Ngược lại, các cơ chế mới sẽ trở nên vô nghĩa. Như vậy, việc xây dựng CQNQQG phải gắn liền với tiếp tục cải cách hoạt động của các cơ quan nhà nước, với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
Thực tế thế giới cũng như Việt Nam cho thấy, một cơ quan chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định có thể hoàn thành trọng trách được trao tốt hơn so với một cơ quan “ôm đồm” nhiều việc. Tương tự, cơ quan chuyên trách về nhân quyền ở Việt Nam, nếu được trao thẩm quyền rõ ràng và được tạo điều kiện,chắc chắn sẽ tạo được bước phát triển mới trên lĩnh vực này.
Hiện nước ta đang đẩy mạnh sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, một số vấn đề đặt ra về sự chồng chéo giữa cơ quan này với các cơ quan Nhà nước đều có thể được giải quyết cùng với tiến trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Về địa vị pháp lý của CQNQQG, dù không được quy định trong Hiến pháp, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và tiền lệ pháp lý ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trong khi Nguyên tắc Paris nhấn mạnh tính “độc lập” của cơ quan này. Vì thế,khái niệm “độc lập” chỉ có nghĩa tương đối; tức cơ quan này có quan điểm, cách nhìn riêng – độc lập, nhưng cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam đang đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ trương hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế. Vì thế, tuân thủ các quy định và xu hướng chung của Luật nhân quyền quốc tế là bước đi quan trọng; nhờ đó, Việt Nam sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác, nhằm bảo vệ tốt nhất các lợi ích quốc gia.’
Đặng Dũng Chí
Nguyên Viện trưởng Viện Quyền con người