Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
8580

Kỳ II: Việt Nam thật tự hào vì có một vị tướng huyền thoại

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với dải đất hình chữ S hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến mọi thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình. Và vì yêu quý Việt Nam, bà đã tự học tiếng Việt, biên soạn rất nhiều cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, dịch hồi  “Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử” cùng cuốn “Từ nhân dân mà ra” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

 

Phóng viên: Cuốn sách mới của bà có nhiều nội dung về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi Đại tướng còn sống, bà cũng nhiều lần tiếp xúc với ông, đồng thời dịch cuốn hồi ký của ông sang tiếng Anh. Bà ấn tượng gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Nhà văn Lady Borton:

Tôi đã dịch sang tiếng Anh cuốn “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với tôi, đó là một cuốn sách rất hay. Cuốn sách có nhiều câu chuyện được viết theo lời kể của Đại tướng, trong đó có nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam. Câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất trong cuốn sách đó là về thời niên thiếu của Đại tướng. Khi mới khoảng 15-16 tuổi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nổi tiếng là người học giỏi ở tỉnh Quảng Bình. Và có lẽ vì vấp phải bài học chủ quan từ thời nhỏ nên ông luôn cẩn thận, không bao giờ lặp lại sai lầm đó khi trở thành một vị tướng trận mạc sau này.

Nhà văn Mỹ Lady Borton

Phóng viên: Bà có thể chia sẻ chi tiết hơn về lý do chọn dịch cuốn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Nhà văn Lady Borton:

Sau cuốn “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ”, tôi đã dịch cuốn hồi ký mang tên “Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử” cùng cuốn sách “Từ nhân dân mà ra” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mục đích đầu tiên của tôi chính là để thế giới hiểu thêm về lịch sử Việt Nam từ chính những người trực tiếp tham gia vào các sự kiện quan trọng của thế kỷ 20 trong lịch sử đất nước này. Hơn thế nữa, trong hai cuốn sách này, cuốn “Từ nhân dân mà ra” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là công sức của một tập thể, trong trang đầu tiên của cuốn sách cũng liệt kê đầy đủ những người tham gia. Trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đứng đầu có cái nhìn tổng quát, còn những người khác có các góc nhìn trực quan cụ thể ở từng khía cạnh. Bởi thế, nó đem lại cái nhìn khách quan về sự thật lịch sử đã diễn ra.

Đơn cử như quyết định thay đổi cách đánh tại Điện Biên Phủ, nhiều đơn vị của Việt Minh phải rút ra. Trong hồi ký của Tổng thống Dwight D. Eisenhower ra mắt những năm 1960 lại cho rằng Việt Minh phải rút quân vì người Pháp ở Điện Biên Phủ quá mạnh. Ông ấy (Dwight D. Eisenhower) thực ra đã nhầm.

Phóng viên: từng nhận định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “một con người từ nhân dân mà ra. Ông ấy luôn suy nghĩ vì nhân dân với chân lý có dân là có tất cả”. Xin bà chia sẻ thêm về điều này?

Nhà văn Lady Borton:

Vào đầu thập niên 1940, lực lượng Việt Minh bắt đầu lập căn cứ tại khu vực biên giới với Trung Quốc. Trong thời kỳ đó, dân cư khu vực này đa phần là dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Dao…). Theo tư liệu tôi có, để thuận lợi cho công tác tuyên truyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tiếng dân tộc Tày. Trong câu chuyện này có một chi tiết theo tôi là rất hay, đó là một lần khi đọc bản thảo bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá nó dài quá và phải viết lại.

Cuốn “Điện Biên Phủ-điểm hẹn lịch sử” bằng tiếng Anh do nữ nhà văn Lady Borton chuyển ngữ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đại tướng phải viết ngắn, thật đơn giản để sao cho người già, trẻ con, thanh niên hay phụ nữ đều hiểu được. Theo ý kiến của tôi, đó là cũng là phương cách được áp dụng để sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp xây dựng và phát triển Đội Tuyên truyền giải phóng quân thành đội quân nhân dân để đánh bại người Pháp ở Điện Biên Phủ.

Phóng viên: Bà đã dịch và viết nhiều cuốn sách về đề tài chiến tranh tại Việt Nam. Dường như đây là một đề tài khá thu hút bà?

Nhà văn Lady Borton:

Trước tiên, tôi muốn đưa tới độc giả Mỹ cũng như toàn thế giới cái nhìn về cuộc chiến theo quan điểm của phía Việt Nam. Các bạn cần biết rằng, quan điểm của người Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam hoàn toàn khác. Nếu như đọc cuốn hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bình về quá trình đàm phán Hiệp định Paris, độc giả Mỹ sẽ thấy một quan điểm hoàn toàn khác so với những gì họ từng biết trước đây. Thậm chí, hai bên sử dụng những thuật ngữ khác hẳn nhau như chiến dịch ném bom bằng máy bay chiến lược B-52 vào cuối năm 1972, nhiều người Mỹ gọi đó là “Christmas bombings” (phi vụ đánh bom Giáng sinh) nhưng người Việt Nam lại gọi nó là “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”.

Quan điểm của hai nước có sự khác biệt rất lớn nên thông qua sự hiểu biết về quan điểm của nhau, nhân dân hai nước sẽ thấu hiểu, từ đó tìm được điểm chung và hướng tới những bước tiến trong mối quan hệ song phương.

Cuốn “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam được nữ nhà văn Lady Borton chuyển ngữ sang tiếng Anh.

Một ví dụ nữa về sự khác biệt giữa quan điểm hai bên là tôi từng dự một cuộc hội thảo, tại đó có quan niệm cho rằng, hoà bình được tái lập ở Việt Nam vào năm 1975. Tuy nhiên, thực tế, Việt Nam đã phải trải qua các cuộc chiến khác và chỉ thực sự yên ổn sau năm 1990. Tôi muốn dùng các cuốn sách và bài viết của mình để mang tiếng nói của Việt Nam tới cộng đồng quốc tế về nguyên nhân tại sao lại có cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 cũng như cuộc chiến chống Khmer Đỏ tại Campuchia.

Phóng viên: Và giờ, chiến tranh đã lùi xa, Việt Nam và Mỹ cũng đã có những bước tiến rất lớn trong quan hệ song phương. Chúng ta có nên để những ký ức chiến tranh trôi vào dĩ vãng hay coi nó như một bài học cho thế hệ trẻ của cả hai nước?

Nhà văn Lady Borton:

Thực ra, tôi mong muốn thế hệ trẻ hai nước hiểu hơn về quá khứ, để từ đó tiếp tục bồi đắp mối quan hệ song phương. Những cuốn sách mà tôi đã dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đều không chỉ đề cập đến một mình họ. Trong đó có một loạt các nhân vật gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước các bạn. Ngay cả những người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thường ít nói về bản thân trong tác phẩm của họ, ngược lại luôn đề cập đến tất cả quần chúng nhân dân.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *