Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23823

Những luận điệu khôi hài dịp 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới, khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Nó thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã trải qua hơn 21 năm, là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, cam go, ác liệt nhất. Như thường lệ mọi năm, trái ngược với không khí của đại đa số người dân trong nước ăn mừng dịp lễ 30/4 năm nay thì một số trang mạng, báo Tây hay mấy kẻ tự đội mũ dân chủ lại giở đủ các giọng điệu kêu khóc, xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày 30/4/1975

Có thể thấy rằng, các luận điệu trên hoàn toàn không mới nhưng thể hiện rõ ý đồ tiếp tục chia rẽ dân tộc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4/1975.

Họ cho rằng đó “ là ngày chia rẽ dân tộc”, “ ngày Quốc Nô”, “ ngày giết tương lai Việt Nam”, “ miền Bắc đã xâm lược miền Nam”…Họ xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc và thành tựu phát triển kinh tế – xã hội sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cổ súy hoạt động biểu tình, diễu hành, “ tưởng niệm này Quốc nạn” trong và ngoài nước…Họ bất chấp thực tế rằng, đây là cuộc chiến tranh không cân sức giữa một bên là đế quốc Mỹ giàu có, quân sự hùng mạnh, hiện đại nhất thế giới và một bên là dân tộc Việt Nam nước nhỏ, người không đông, kinh tế còn nghèo nàn, quân sự còn nhiều khó khăn nhưng bằng ý chí, lòng dũng cảm, kiên cường  và vận dụng chiến tranh nhân dân đã thắng đế quốc Mỹ mạnh hơn ta gấp trăm lần. Họ vu cáo ngày 30/4/1975 là “ ngày chia rẽ dân tộc” là không đúng. Đất nước bị chia cắt trong nhiều năm thì chiến thắng 30/4 mới thu non sông về một mối. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là chứng nhân bất tử,  minh chứng sự đoàn tụ của bao gia đình bị chia cắt trong nhiều năm trời. Từ năm 1976 Quốc hội họp đã quyết định thống nhất từ tên nước, quốc kỳ, quốc ca và bao trùm lên tất cả là sự thống nhất  ý chí Việt Nam, chung lòng xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện trong bản Di chúc bất hủ của Người.

Còn luận điệu cho rằng ngày 30/4 là “ ngày Quốc Nô”, “ ngày giết tương lai Việt Nam” là cố ý xuyên tạc, bóp méo sự thật. Từ ngày 30/4/1975 tới nay, đất nước ta đã bước sang trang mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hào khí cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, cả dân tộc Việt Nam lại vận dụng một cách sáng tạo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam và đã đạt được những thành tựu to lớn. Thành tựu cả về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người nâng tầm một quốc gia đi lên từ khói lửa chiến tranh tàn khốc, trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia nể phục, ghi nhận.

Còn cái luận điệu cho rằng “ miền Bắc đã xâm lược miền Nam” là cố tình bẻ cong lịch sử. Đất nước Việt Nam bị chia cắt là do các thế lực đế quốc xâm lược và chia cắt. Thực dân Pháp vào xâm lược và đã thất bại với chiến thắng Điện Biên Phủ đã vừa tròn 70 năm. Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc và cũng mang tầm thời đại. Tinh thần Điện Biên Phủ cũng được phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và dân tộc ta đã “ đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Hai miền Nam- Bắc thống nhất, cả nước vững bước đi lên CNXH. Vì vậy,  các lực lượng chống phá Việt Nam không muốn đất nước ta đi con đường đã chọn mà muốn hướng lái đi lên CNTB. Do vậy, họ phủ nhận ngày 30/4/1975 và kích động biểu tình, bạo loạn để làm mất ổn định chính trị – xã hội là âm mưu đen tối từ nhiều năm nay.

Song, chúng ta tin tưởng nhân dân ta có sức “ tự đề kháng” để hiểu rõ và vượt qua những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm ấy để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh và hạnh phúc!

30 tháng tư không phải là ngày chia rẽ dân tộc mà là ngày dân tộc thống nhất, đoàn kết, xây dựng phát triển vượt bậc như ngày nay!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *