Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14354

Australia buộc Google và Facebook phải trả tiền cho các nội dung tin tức

Đây là những gì mà chính phủ Australia đang thúc đẩy thực hiện và thay đổi sau khi đại dịch COVID-19 gây ra cuộc khủng hoảng doanh thu quảng cáo cho nhiều công ty truyền thông của nước này.

Cụ thể, Google và Facebook sẽ có 3 tháng để đàm phán với các doanh nghiệp truyền thông Australia về mức phí công bằng cho nội dung tin tức. Nếu sau thời gian đó mà các bên không đạt được thoả thuận, chính phủ Australia sẽ đặt ra những quy định có hiệu lực về mặt pháp lý xung quanh vấn đề này.

Liên minh Châu Âu cũng đánh phí sử dụng tin tức đối với Google và các hãng công nghệ khác

Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 1-8, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg nói: “Đây là vì sự công bằng cho các doanh nghiệp truyền thông tin tức của Australia. Chúng tôi muốn đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng”. Cũng theo lời ông Josh Frydenberg, trong năm nay, bộ quy định này sẽ được luật hoá để đảm bảo khả năng tồn tại của các cơ quan báo chí tại Australia.

Như vậy, Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới buộc Facebook và Google trả phí kiểu bản quyền khi hiển thị nội dung tin tức. Nhiều năm qua, Facebook và Google đã chống lại yêu cầu trả phí này. Điển hình là vào năm 2013, Đức thông qua luật yêu cầu các nền tảng công nghệ trả một khoản phí khi hiển thị nội dung tin tức. Google ngay sau đó đã bác bỏ khiến lượng truy cập vào các website tin tức tại Đức giảm mạnh. Đức sau đó phải “ngậm ngùi” cho phép công ty công nghệ đa quốc gia này của Mỹ hiển thị tin tức miễn phí trở lại.

Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới buộc Facebook và Google trả phí kiểu bản quyền khi hiển thị nội dung tin tức

Liên minh Châu Âu cũng thông qua bản sửa đổi luật bản quyền vào tháng 4/2019, đánh phí sử dụng tin tức đối với Google và các hãng công nghệ khác. Pháp hồi tháng 10 cũng thi hành luật riêng. Tuy nhiên, mặc nỗ lực hối thúc hai bên đàm phán tìm ra giải pháp, Google vẫn không có “nhã ý” muốn hợp tác.

Hiện Facebook và Google chưa đưa ra bình luận gì về các yêu cầu này của Australia.

S.Thương

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *