Trước và trong phiên Việt Nam báo cáo Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UPR), một số tổ chức, cá nhân phản động lưu vong liên tục công kích bằng nhiều chiêu trò như báo cáo, phỏng vấn, hội thảo,… xuyên tạc rằng, ở Việt Nam “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí bị xâm pạm nghiêm trọng”(!); hay “xã hội Việt Nam là xã hội đóng kín”, “Chính phủ Việt Nam ra sức đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền”,… nhằm bôi lem và phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, kết quả UPR chu kỳ IV đã bác bỏ mọi sự xuyên tạc về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam!
Trước hết, sau phiên Báo cáo của Việt Nam ngày 10/5/2024, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Tại phiên đối thoại ngày 7/5/2024 , Việt Nam nhận được 320 khuyến nghị do 133 nước đưa ra, đề cập đến nhiều lĩnh vực, như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người, thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương, hỗ trợ người dân tộc thiểu số, bảo đảm bình đẳng giới, quyền trẻ em, quyền giáo dục, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền con người và doanh nghiệp, quyền con người và biến đổi khí hậu, tham gia một số công ước quốc tế về quyền con người, hợp tác với các cơ chế của Hội đồng Nhân quyền. Các khuyến nghị này sẽ được Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng và thông báo lập trường của Việt Nam trước phiên họp 57 của Hội đồng Nhân quyền.
Tại Phiên đối thoại, trao đổi với hàng trăm khuyến nghị của các nước, kể cả những ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, Việt Nam đã trả lời, cung cấp thông tin trung thực, thẳng thắn về các vấn đề được các nước quan tâm, tiêu biểu như thực hiện tốt các Mục tiêu phát triển bền vững, sự phát triển của internet và mạng xã hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, vai trò của các cơ quan tư pháp, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); phòng, chống mua bán người, thực hiện Công ước chống tra tấn, hỗ trợ người dân tộc thiểu số, v.v.. Đặc biệt Đoàn Việt Nam đã truyền tải 4 thông điệp tới hội nghị là (1) khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết đối với với nỗ lực phát triển, thúc đẩy quyền con người; (2) trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, không có một mô hình đúng duy nhất, mỗi quốc gia tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mình sẽ có thể lựa chọn con đường riêng; (3) chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã rất nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận của chu kỳ trước và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm các quyền con người trên thực tế, mang lại những kết quả rất thiết thực cho người dân; và cuối cùng là mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức trong đại dịch Covid-19 nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia, đồng hành, đồng lòng của người dân, Việt Nam đã vượt qua được khó khăn đó, đã bảo vệ được sức khỏe, cuộc sống của người dân, phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chính vì vậy, tại phiên đối thoại, các nước ghi nhận nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, khẳng định, Việt Nam thực hiện hiệu quả các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Trong đó, nổi bật là các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế, an sinh xã hội, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số,…
Thực tế cho thấy, chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việt Nam đã tiếp nhận, nghiên cứu những kiến nghị của lần rà soát UPR chu kỳ III (năm 2019); không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu. Hiện nay, các quyền con người về chính trị, kinh tế, lao động, việc làm y tế, giáo dục, an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, internet, bình đẳng giới,… đều được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong các bộ luật, luật và văn bản luật của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững. Tình hình chính trị-xã hội ổn định bền vững, lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, vào sự phát triển, phần vinh của đất nước vững chắc. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng cấp. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội, bảo đảm môi trường và và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.
Không phải tự dưng Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điều này khiến Nguyễn Văn Đài và những tay chân của Việt tân la ó, chống phá Phiên đối thoại này của Việt Nam trong những ngày diễn ra tại Geneve bày tỏ thất vọng, chán nản vì không thu được “lợi ích” gì sau một chiến dịch công phu. Thực tế này là bằng chức thuyết phục bác bỏ những luận điệu và hành động nhằm xuyên tạc, chống phá, bôi nhọ, hạ thấp thành tựu thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam./.