Ngay trước khi Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam tháng 9/2023, Việt Nam đệ trình đơn yêu cầu Chính phủ Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hiện, Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét yêu cầu của Việt Nam đưa ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường. Quy trình này sẽ kéo dài 270 ngày, dự kiến công bố kết quả vào khoảng giữa tháng 7 tới. Lợi dụng việc này, các trang RFA, BBC, Chân Trời mới …tung ra các bài viết, phỏng vấn, hội luận xuyên tạc, vu cáo bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, đòi Việt Nam thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ mục tiêu “định hướng XHCN” mới được công nhận kinh tế thị trường.
Đúng như luật gia Hoàng Việt trong cuộc hội luận trên RFA ngày 3/2/2024, 6/7 tiêu chí của Hoa Kỳ quy định đối với nền kinh tế thị trường thì Việt Nam thừa đáp ứng, trừ một yếu tố về chính trị và việc Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế Lào, Campuchia thì không có lý do gì không công nhận kinh tế thị trường đối với Việt Nam cho thấy, động cơ chính trị trong việc này.Thực tế, một số dân biểu có định kiến xấu với Việt Nam, một số thành phần có thâm thù cá nhân hay một số doanh nghiệp của Hoa Kỳ xung đột lợi ích với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam như “Liên minh các công ty sản xuất Hoa Kỳ” (AAM) đề trình đơn hay tuyên bố “mạnh mẽ phản đối” nếu Bộ [Thương mại Mỹ] thừa nhận Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường bởi, Việt Nam “là trung tâm của lao động cưỡng bức và vi phạm Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA)”!? Và “Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ lớn nhất trong năm 2023, vượt qua cả Trung Quốc”!?…
Thật khôi hài, trong khi chính những kẻ đứng đầu AAM, cùng cái gọi là “nhóm nghị sĩ chống đối” cũng phải thừa nhận rằng, Việt Nam đã có những “bước phát triển và cải cách mạnh mẽ” kể từ khi Mỹ lần đầu tiên xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm cá phi lê đông lạnh của Việt Nam vào năm 2002; “Nền kinh tế của Việt Nam đã chuyển đổi và không nên bị coi là NME (kinh tế phi thị trường); “những thay đổi cơ cấu kinh tế và cải cách quan trọng kể từ chính sách “Đổi Mới” năm 1986 của Việt Nam đảm bảo tái xác nhận quốc gia này là nền kinh tế thị trường”. Và hiện đã có 72 quốc gia – nổi bật là Anh, Canada, Úc và Nhật Bản – đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, “Việt Nam được xem là một đối tác quan trọng của Mỹ trong việc chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc tới các nước thân thiện với Hoa Kỳ trong khi Washington tìm cách kiềm chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh”…
Trên thế giới, thực tế ở mỗi nước, mỗi nền kinh tế, sẽ có quy định khác nhau về các tiêu chí xác định kinh tế phi thị trường. Luật sư Eric Emerson của hãng luật Steptoe LLP, đại diện cho Bộ Công Thương Việt Nam, lập luận rằng, Việt Nam nên được nâng cấp lên quy chế kinh tế thị trường, vì nước này đã đáp ứng sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đề ra để đánh giá liệu các nước có thật sự có nền kinh tế thị trường hay không, từ khả năng chuyển đổi tiền tệ và quyền lao động cho đến độ mở đầu tư và phân bổ nguồn lực. “Việt Nam đã cho thấy họ làm tốt, hay là tốt hơn những nước khác trước đây đã được cấp quy chế kinh tế thị trường theo các tiêu chí được quy định này”. Ông còn dẫn ra rằng, hỗ trợ của Nhà nước cho các công ty nhà nước ở Việt Nam ít hơn Ấn Độ và Việt Nam cởi mở với đầu tư nước nhiều hơn Indonesia, Canada và Philippines.
Chính VOA Tiếng Việt, các ngày 28/4, 8/5 và 9/5/2024… đã thừa nhận rằng, “Trong khi AAM và các nhà lập pháp Mỹ phản đối, thì Hiệp hội các Nhà bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF) lại cho rằng, Việt Nam nên được xem là một nền kinh tế thị trường vì, theo họ, quốc gia Đông Nam Á đã đáp ứng được các tiêu chí theo yêu cầu của Mỹ. Hiệp hội thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới nói rằng việc này “đặc biệt đúng đối với các hàng hóa tiêu dùng quan trọng như may mặc, dày dép, điện tử gia dụng và đồ nội thất.” Phó Chủ tịch về Chuỗi cung ứng và Chính sách Hải quan của NRF, ông Jonathan Gold, nói trong thư gửi bà Raimondo, “Công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường sẽ là một yếu tố quan trọng của chính sách [đa dạng chuỗi cung ứng của Mỹ]”; “Việc tiếp tục xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường có thể ảnh hưởng, hay làm dừng lại, việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam”. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Murray Hiebert của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, Mỹ không nên tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường, hiện đang gồm có các nước kém thân thiện với Hoa Kỳ như Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn, vì, theo ông, Việt Nam “là một trong những người bạn tốt nhất của [Mỹ] ở châu Á và Đông Nam Á và giúp đứng lên chống lại Trung Quốc”!
Đáng chú ý nhất, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, người đứng đầu Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN ủng hộ việc nâng cấp cho Việt Nam lên thành nền kinh tế thị trường, nói: “Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường”. “Nước này đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được chỉ định đúng đắn”. “Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng tăng trưởng của nước này”.
Hãng điện tử Samsung, một tiếng nói ủng hộ Việt Nam, đã trở thành công ty tuyển dụng lao động đông nhất tại Việt Nam nhờ vào những thay đổi theo hướng thị trường của nước này, lãnh đạo bộ phận chính sách công ở Mỹ của Samsung, ông Scott Thompson, nói tại phiên điều trần, rằng “Việt Nam đã nổi lên như một đối tác ổn định, an toàn của Mỹ trong chuỗi cung ứng… rốt cuộc cũng vì lợi ích của kinh tế Mỹ,”. Ông Hiebert, người từng là giám đốc cấp cao về Đông Nam Á tại Phòng Thương mại Mỹ, nói. “Quan hệ Mỹ-Việt đã đi xa đến vậy và việc giữ quy chế phi thị trường đối với Việt Nam thì không công bằng cho lắm vì hầu hết các nước bị quy chế này là Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên, vốn là những nước không mấy thiên thiện với Mỹ. Vì vậy tôi nghĩ [việc Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường] sẽ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đã được nâng tầm.” Còn nhớ, VOA Tiếng Việt đã dẫn phát biểu của Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng rằng, nếu Bộ Thương mại Mỹ không cấp quy chế cho Việt Nam thì sẽ là điều “rất tệ cho hai nước”. Và phát biểu của Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn tại Viện Brookings, rằng “mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ sẽ có lợi cho Washington trong những lĩnh vực quan trọng, như chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng và trí tuệ nhân tạo, mà Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa khỏi Trung Quốc”.
Như vậy, việc giữ lại dãn nhãn nền kinh tế phi thị trường này là không tốt cho mối quan hệ hai chiều ngày càng chặt chẽ mà Washington coi là đối trọng với Trung Quốc. Việc chỉ định hiện tại xếp Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác vào danh sách các nền kinh tế phi thị trường phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn. Hy vọng, phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, nhưa đã đề cập của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Joe Biden trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện tháng 9/2023. Đây cũng là bằng chứng có sức thuyết phục đập lại những luận điệu vu cáo, dựng chuyện, xuyên tạc của các thế lực thù địch./.