Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
122363

Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là thánh Nguyễn Ái Quốc thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay

Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Quá bất ngờ, Bảo Đại vội vàng tìm một số người ít thân với Pháp trước đây để thành lập nội các mới. Trong vòng từ tháng 4 đến tháng 8/1945, nhà vua ủy thác cho Trần Trọng Kim hai lần thành lập nội các thân Nhật. Nhưng đây cũng chỉ là những chính phủ bù nhìn, mọi chính sách và hoạt động nhất nhất đều chịu sự giật dây của một Cố vấn tối cao người Nhật Yokoyama.

Từ đầu tháng 8, Bảo Đại cũng như cả Hoàng tộc đều vô cùng hoang mang, lo lắng. Cũng dễ hiểu, bởi họ liên tưởng tới một thực tế là Hoàng đế Louis thứ 16 của nước Pháp xưa kia, hay Sa hoàng Nikolas của Nga khi cách mạng nổ ra lật đổ ngai vàng, đã bị xử tử ngay…

Trong tình hình đó, vua Bảo Đại coi ông Đổng lý văn phòng Phạm Khắc Hoè như một người cộng sự tâm phúc nhất. Quả thực, ông Hoè đã đóng vai trò rất đặc biệt. Ông theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình chiến cuộc giữa quân đồng minh với phe phát xít, bắt liên lạc với các nhà ái quốc để tìm hiểu chủ trương, đường lối của cách mạng, để rồi đưa ra những lời khuyên nhủ khéo léo cho nhà vua cùng Hoàng tộc.

Thấy nhà vua đã rất nao núng, hoang mang tột độ, ông Hoè buông lời thăm dò xem Bảo Đại có biết lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là ai không, Bảo Đại nói rằng cũng chỉ nghe lơ mơ khi hoạt động tại Pháp cụ Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện “Con Rồng Tre” với thâm ý đả kích Khải Định, vua cha của ông.

Nhân đó, ông Hoè còn đem chuyện sấm trạng Trình ra kể cho Bảo Đại nghe. Ông bảo ở Nghệ An người ta thần thánh hoá vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cụ đã từng hoạt động ở Pháp mà danh tiếng đã vang dội về nước. Bảo Đại chẳng cần nghĩ lâu, nói ngay: “Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là thánh Nguyễn Ái Quốc thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay”.

Vua Bảo Đại trước khi thoái vị

Lễ thoái vị được tổ chức trọng thể trước Ngọ Môn vào ngày 30-8-1945. Một phái đoàn gồm các ông Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận và do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu, thay mặt Chính phủ lâm thời từ Thủ đô vào nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại trao lại. Phát biểu thoái vị trước 50 nghìn đại diện các tầng lớp nhân dân, Bảo Đại dõng dạc tuyên bố: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”. Đây cũng là thời điểm cuối cùng Bảo Đại rời khỏi ngai vàng sau 19 năm trị vì, để trở lại địa vị công dân Vĩnh Thụy.

Ngoài Chiếu Thoái vị, vua Bảo Đại đọc trước nghìn người tụ họp rồi được gắn danh hiệu “Công dân thứ nhất của nước Việt Nam” danh Vĩnh Thụy.Vua Bảo Đại cũng ban một chiếu khác cho Bà con trong Hoàng Tộc như sau:

“Kể từ ngày Đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế vào trấn ở Thuận Hóa đến nay đã 399 năm. Trong non bốn thế kỷ, Liệt Thánh chúng ta đã trải qua biết bao sự gian lao nguy hiểm vì nước vì dân, mới truyền ngôi lại cho Trẫm được đến ngày nay.

Cái gia tài quý báu di truyền đã gần 400 năm ấy, trong giờ phút Trẫm bỏ hết, bà con trong Hoàng Tộc, ai nghe cũng phải đau đớn ngậm ngùi.

Song Trẫm biết rằng: đó chỉ là cái cảm tình thoáng qua trong chốc lát mà thôi, chớ bà con ta, ai cũng sẵn tính bình tĩnh, sẵn trí sáng suốt để xét rộng thấy xa, cho nên sau khi đã chuẩn định ba chữ “Dân Vi Quý” làm khẩu hiệu của chánh thể mới sau khi đã tuyên bố “Để Hạnh Phúc Dân Lên Trên Ngai Vàng”, nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân.

“Độc lập của nước, Hạnh phúc của dân”, vì tám chữ đó mà trong tám chục năm vừa qua biết mấy mươi vạn đồng bào đã rơi đầu bỏ xác nơi nước thẳm non xa trong lao tù ngục tối.

Đối với những sự hy sinh của những kẻ anh hùng liệt nữ ấy, của muôn ngàn chiến sĩ vô danh ấy, Trẫm cho sự thoái vị của Trẫm là thường.

Vậy Trẫm muốn bà con trong Hoàng Tộc sau khi nghe lời thoái vị ai ai cũng vui lòng để nghĩa nước lên trên tình nhà mà đoàn kết chặt chẽ với toàn thể quốc dân để ủng họ Chánh phủ Dân chủ Cộng hòa giữ vững nền độc lập cho Tổ Quốc. Thế mới là một cách chân thành cao thượng, giữ chữ Trung với Trẫm, chữ Hiếu với Liệt Thánh”.

Việt Nam Độc lập Muôn năm
Dân chủ Cộng hòa Muôn năm.

Khâm thử: Bảo Đại

Tuy nhiên, Sau khi thực dân Pháp bội ước, nổ tiếng súng xâm lược Nam Kỳ thì vị công dân nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Vĩnh Thụy lại giao động nhân tâm, quay lại bám gót người Pháp tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim rồi bị chính những kẻ phản bội dân tộc “lưu đày” ông sang Pháp từ bỏ quyền công dân của mình…

Ngày 2 tháng Chín năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập’ (Tuyên ngôn độc lập)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *