Phàm những kẻ chống phá luôn tìm cách bôi nhọ, phủ nhận mọi thành quả của Nhà nước do Đảng lãnh đạo như cho rằng, những thành tựu đổi mới của Việt Nam là “ảo tưởng”, “không có thật”, “được tô vẽ”, “bị thổi phồng”, “được mua bằng máu và nước mắt của nhân dân”. Tuy nhiêm trong các mục tiêu chống phá của họ, thì một trọng các đích ngắm đến chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – được xem như cánh chim đầu đàn của Đảng CSVN.
Chẳng hạn, họ bịa đặt những chuyện không có thật làm căn cứ bôi lem cụ Tổng, như “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 8 bị tập thể Ban Chấp hành Trung ương và các cựu quan chức thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương cáo buộc có rất nhiều sai phạm trong việc để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương nhiều người không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định” hay lập lờ, đểu cáng khi dựa vào cái gọi là “công luận lâu nay cho rằng”, “giới quan sát quốc tế nhận định” để suy diễn và tạo mối nghi ngờ “ông Trọng tay phải sắp xếp nhân sự, tay trái cho đàn em bán chức, thì ai biết được có “ma ăn cỗ” hay không?”.
Khi không thể xuyên tạc, bịa đặt về đời tư trong sáng, liêm khiết của ông thì chúng đã dùng thủ đoạn công kích ông là người “tham quyền cố vị, bước qua điều lệ Đảng”. Rồi khi có vẻ không thuyết phục được ai thì chúng gọi ông là “Nguyễn Phú Trọng, người cô đơn trên đỉnh cao quyền lực” kiểu như bút danh Thu Hà rêu rao rằng “Hai vũ khí chính của ông Trọng là giáo dục đạo đức cho cán bộ, kể cả cán bộ đảng viên cấp cao và … bỏ tù”.
Bình luận về những luận điệu rẻ tiền này, cây bút Mai Như Luyến cho rằng:
Thứ nhất, chủ trương “giáo dục đạo đức cho cán bộ, kể cả cán bộ đảng viên cấp cao” không phải là “vũ khí” riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cách đây gần 66 năm (12/1958) với bút danh Trần Lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Người sớm tiên liệu được tình hình khi Đảng lên cầm quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng nắm hầu hết những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Có chức thì con người thường tính đến quyền, có quyền thì tính đến lợi. Nếu đảng viên chỉ tính lợi ích riêng mà quên quyền lợi ích chung, quên trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân thì Đảng sẽ bị tha hoá, Đảng sẽ đánh mất vai trò cầm quyền của mình. Khi có chính quyền, một số cán bộ, đảng viên xuất hiện tư tưởng thoả mãn với kết quả đạt được, tự cao, tự đại, “vác mặt quan cách mạng”, không chịu học tập phấn đấu, rèn luyện để nâng cao trình độ mọi mặt. Chính vì lẽ đó, nếu Đảng không tiếp tục đấu tranh chống suy thoái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì không những thành quả cách mạng đã giành được có nguy cơ bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá, mà còn dẫn đến tình cảnh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; sẽ rơi vào nguy cơ “tự hủy hoại mình”.
Thứ hai, nói xuyên tạc rằng “bỏ tù” là “vũ khí” thứ hai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cũng hết sức xằng bậy. Nên nhớ, khi tuyên chiến với cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ, không loại trừ ai”, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng hết sức nhân văn khi phát biểu “Không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót, nhưng buộc phải làm. Như Bác Hồ từng dạy cắt một vài cành sâu, mọt để cứu cả cây” hay “đập chuột không để vỡ bình”.
Còn với luận điệu cho rằng cụ Tổng “Cô đơn trên đỉnh cao quyền lực”, “Ông Trọng “đốt lò” giỏi, lý luận hay, nhưng “chơi cờ” trong bàn cờ chính trị rất dở”. Thiết nghĩ việc bình luận về phẩm chất, năng lực của một người bình thường đã khó, huống hồ là một nhà lãnh đạo cấp cao nhất của một đất nước gần 100 triệu dân chớ dựng chuyện để nói bừa, nói ẩu cho thỏa nỗi cay cú, hẳn học. Người lãnh đạo đâu cũng vậy, đứng ở vị trí đầu đàn là vị trí mà tất cả mọi người dõi theo. Mọi hành động, quyết định của họ để ảnh hưởng đến tổ chức, thậm chí là sống còn. Do vậy, người lãnh đạo luôn giữ cho mình một bản lĩnh nhất định để dẫn dắt tổ chức chinh phục những nấc thang mới. Và người trên đỉnh cao thường luôn là người cô đơn nhất. Nhiều lúc, để giữ gìn sự chuyên nghiệp, cái uy, người lãnh đạo phải gạt những cảm xúc cá nhân sang một bên, cũng chẳng có ai thấu hiểu và chia sẻ; những khó khăn, khúc mắc trong công việc cũng cố gắng tự mình tìm tòi vượt qua; thậm chí sẵn sàng là người chịu thiệt thòi nhất để cấp dưới đoàn kết hơn, tận tâm và tỉ mỉ hơn trong công việc.
Cánh chim đầu đàn luôn là cánh chim hướng về phía trước; là người đầu tiên đương đầu với những khó khăn; là người định hướng cả một tập thể để vượt qua phong ba, bão táp; cũng là người kiến tạo nên một tập thể vững mạnh. Vậy nên, dù còn những chông gai phía trước nhưng nhà lãnh đạo vẫn là người tiên phong vượt qua chính mình, chính những sự cô đơn để tạo nên những bước tiến vượt bậc cho tập thể. Đó mới là phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo thực thụ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu Đảng là một người như thế. Không phải tự dưng người dân Việt Nam, dù đứng ở vị thế nào, cũng đều kinh trọng ông.