Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
71298

Việt Nam đủ tự tin ứng cử và hoàn thành tốt vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ Kỳ 1: Việt Nam sẽ làm gì nếu đắc cử?

Để làm rõ hơn cơ hội và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trước việc chuẩn bị cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn quan chức cao cấp Việt Nam tại ASEAN (SOM ASEAN), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nhà ngoại giao có nhiều đóng góp vào tiến trình hợp tác Việt Nam – ASEAN, Việt Nam – Mỹ…, đặc biệt trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người (QCN) khẳng định Việt Nam ngày càng được các nước tin tưởng trong gánh vác trách nhiệm giải quyết các vấn đề toàn cầu. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73

Thưa Đại sứ, với kinh nghiệm của Trưởng SOM ASEAN, ông nhận định thế nào về việc ASEAN nhất trí cao đề cử Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025? 

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Xuyên suốt quá trình phát triển, ASEAN luôn chú trọng QCN. Từ khi khởi thảo Hiến chương ASEAN và bước cao hơn là thành lập Cộng đồng ASEAN (31/12/2015), các thành viên đã cùng vượt qua nhiều khác biệt trong nhận thức về QCN. Đến tháng 10/2009, với nhiều nỗ lực hợp tác và đối thoại, ASEAN cho ra đời Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). Từ dấu mốc này, ASEAN đã có thêm nhiều bước tiến về nhận thức và thực tiễn phát huy QCN.

 

Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã góp phần thực hiện sứ mệnh bảo đảm hòa bình, hợp tác, phát triển, cũng chính là tạo ra môi trường tốt nhất để phát huy QCN. Đồng thời, cũng đóng góp nhiều kinh nghiệm phát triển đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi mô hình kinh tế, bắt kịp được nhịp độ “cuộc chơi” trong quá trình hội nhập… Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hài hòa trách nhiệm quốc gia và đóng góp cho khu vực, quốc tế, được ASEAN đánh giá cao. Ngoài ra, các nước cũng nhìn nhận thành tựu của Việt Nam trong tham gia Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ…

Phóng viên: Nếu đắc cử, chúng ta nên tập trung đóng góp gì cho Cộng đồng, thưa ông?

    Đại sứ Phạm Quang Vinh:  Nếu Việt Nam trúng cử Hội đồng nhân quyền LHQ với nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2025 cũng là lúc kỷ niệm, tổng kết một thập kỷ hình thành Cộng đồng ASEAN. Chắc chắn thành tựu từ nhiệm kỳ này, đặt trong sự kết nối với các thành quả khác của Việt Nam trong hợp tác ASEAN, sẽ đóng góp không nhỏ vào tổng kết 10 năm hình thành Cộng đồng cũng như định ra tầm nhìn sau năm 2025. Trong năm 2020, Việt Nam vừa là Chủ tịch luân phiên ASEAN vừa là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, đã tạo những cầu nối quan trọng giữa Cộng đồng và thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ năm từ phỉa sang) dự hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 22 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan sáng nay tại Bangkok, Thái Lan

Tóm lại, với những phát triển vượt bậc, những thành tựu QCN trong nước và đóng góp quốc tế trong thúc đẩy tiến bộ QCN, Việt Nam đủ tự tin ứng cử và hoàn thành tốt vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ. Đồng thời, ASEAN cũng hoàn toàn tin tưởng đề cử Việt Nam, xuất phát từ kinh nghiệm tham gia các tổ chức quốc tế, trong phát triển đất nước cũng như sự tôn trọng của Việt Nam với những giá trị nhân quyền phổ quát, được thể hiện trong các công ước quốc tế, các chương trình nghị sự quan trọng của thế giới, Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *