Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
11497

19 năm Mỹ chống khủng bố, 37 triệu người sống tha hương

Trớ trêu và tàn nhẫn thay, các cuộc chiến tranh dưới danh nghĩa cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tham gia và dẫn đầu từ năm 2001 đến nay đã khiến hàng triệu triệu người phải sống cuộc sống tham hương.

Lần đầu tiên, dự án Chi phí chiến tranh của Đại học Brown đã tính toán tổng số người phải sống tha hương do các cuộc chiến của Mỹ. Theo The New York Times, báo cáo cho thấy, ít nhất 37 triệu người đã phải rời bỏ quê hương do bị ảnh hưởng trực tiếp. Còn nếu tính tổng cả số người bị tác động gián tiếp bởi các cuộc chiến đó thì con số có thể nằm trong khoảng từ 48 triệu đến 59 triệu người. David Vine, Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Mỹ và là tác giả chính của báo cáo, cho biết: “Con số này vượt xa những thống kê về hậu quả của xung đột từ năm 1900, ngoại trừ Chiến tranh thế giới thứ 2. Các nghiên cứu đã vạch trần sự thật rằng các cuộc chiến tranh đã “thảm khốc và gây thiệt hại khủng khiếp theo những cách mà bản thân tôi cũng không thể nghĩ rằng, hầu hết người Mỹ đã phải vật lộn để vượt qua nó dù là những điều nhỏ nhất”.

Trong 19 năm qua, quân đội Mỹ đã tham gia và khởi xướng cuộc chiến chống khủng bố ở nhiều quốc gia

Cũng theo lời GS David Vine,  đây là lần đầu tiên có sự tính toán, thống kê số người phải di dời khỏi quê hương do quân đội Mỹ tham gia chiến tranh. Phát hiện được đưa ra vào thời điểm Mỹ và các nước phương Tây khác ngày càng phản đối việc chào đón người tị nạn. Báo cáo chỉ rõ, người tị nạn, chủ yếu là dân thường rời khỏi Afghanistan, Iraq, Pakistan, Yemen, Somalia, Philippines, Libya và Syria, nơi các cuộc giao tranh diễn ra nhiều nhất.

Cũng theo báo cáo, tính toàn này không bao gồm hàng triệu người khác đã phải di dời đến các quốc gia có hoạt động chống khủng bố nhỏ hơn của Mỹ như: Burkina Faso, Cameroon, CH Trung Phi, Chad, CHDC Congo, Mali và Niger .

GS David nói: “Đây là một trong những hình thức thiệt hại lớn, tất nhiên cùng với số người chết và bị thương do các cuộc chiến này gây ra. Mặc dù Mỹ không phải là nguyên nhân duy nhất cho cuộc di cư từ các quốc gia này, nhưng lại đóng vai trò chi phối hoặc đóng góp vào những cuộc xung đột này”.

Theo báo cáo, mọi người phải rời bỏ nhà cửa vì tất cả các lý do phổ biến trong xung đột vũ trang như: nỗi lo về ném bom, máy bay không người lái, nã pháo và đấu súng phá hủy nhà ở, khu dân cư, cũng như các mối đe dọa tử vong và thanh trừng sắc tộc quy mô lớn. Giao tranh, ở một số quốc gia đã diễn ra trong gần hai thập kỷ, loại bỏ nhiều việc làm, doanh nghiệp và toàn bộ ngành công nghiệp, đe dọa khả năng tự cung cấp của mọi người. Trong nhiều trường hợp, các cuộc chiến tranh đã làm mất đi khả năng tiếp cận các nguồn thực phẩm và nước, bệnh viện, trường học và các cơ sở hạ tầng địa phương khác, khiến cuộc sống hàng ngày trở nên không bền vững.

Somalia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến chống khủng bố. trong đó 46% người đã phải di dời kể từ khi lực lượng quân đội Mỹ một lần nữa tham chiến vào năm 2002

Ở Somalia, 46% người dân đã phải di dời kể từ khi lực lượng quân đội Mỹ một lần nữa tham chiến ở đó vào năm 2002. Hàng trăm nghìn người đã tìm kiếm nơi ẩn náu ở các nước láng giềng trong 18 năm qua và trong thập kỷ qua, máy bay chiến đấu của Mỹ thường xuyên thả bom, bắn tên lửa vào nhóm khủng bố Shabab.

Tại Pakistan, cuộc chiến của Mỹ gần biên giới Afghanistan đã khiến khoảng 3,7 triệu người phải di tản, trong đó, 360.000 người tị nạn ra nước ngoài. Còn ở Libya, nơi Mỹ ủng hộ cuộc lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Muammar Gaddafi năm 2011, ít nhất 1,2 triệu người đã phải di dời trong cái gọi là “làn sóng di dời hàng loạt do nhà nước sụp đổ”. Iraq có đến hơn 9,2 triệu người phải di dời do nhiều cuộc chiến tranh. Riêng ở Afghanistan, con số này là 5,3 triệu người.

S.Thương

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *