Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
102967

Uy tín đến từ đâu?

Ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) đã tổ chức phiên bỏ phiếu chọn Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, và Việt Nam được bầu với kết quả 192/193 phiếu ủng hộ. Sự ủng hộ tuyệt đối của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong sự kiện này có được từ uy tín, ý thức trách nhiệm, thái độ của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế, nỗ lực cùng nhân loại xây đắp, củng cố hòa bình trong khu vực và trên thế giới, xây dựng quan hệ bình đẳng cùng có lợi giữa các quốc gia để cùng phát triển…

Uy tín Việt Nam có được còn từ các thành tựu trong nỗ lực bảo đảm nhân quyền luôn thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Như tại cuộc họp cấp bộ trưởng với chủ đề “trao quyền cho người dân, bảo đảm tính bao trùm và bình đẳng” do Ủy ban kinh tế – xã hội châu Á – Thái Bình Dương LHQ tổ chức tháng 5/2019 tại Bangkok (Thái Lan), đại diện Việt Nam đã nhấn mạnh Việt Nam luôn chủ động, tích cực thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của LHQ, lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững vào các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia; và đạt một số kết quả như: giảm tỉ lệ nghèo đa chiều quốc gia từ 9,9% năm 2015 xuống dưới 7% vào năm 2017; tỉ lệ người có bảo hiểm y tế đạt 86,4% vào năm 2017; hơn 99% số hộ gia đình đã có điện vào năm 2016. Kết quả này có được bởi trong chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam luôn đặt người dân làm trung tâm và thúc đẩy sự bình đẳng, bảo đảm tính bao trùm trong suốt quá trình hoạch định chính sách từ trung ương đến địa phương…

Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ

Và không ngẫu nhiên, trong khuôn khổ Khóa họp 41 Hội đồng Nhân quyền LQH ngày 04/07/2019 tại Geneva (Thụy Sỹ), trước sự chứng kiến của đại diện 192 nước thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III đã được chính thức thông qua. Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra về di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững. Đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao, thể hiện thái độ rất nghiêm túc, trách nhiệm và quyết tâm của Việt Nam. Dù còn gặp nhiều khó khăn song những năm qua Việt Nam vẫn nỗ lực và đạt những thành tựu về phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường tiếp cận công nghệ thông tin cho mọi người dân, bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền của người lao động … Đại diện các nước và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam, đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong tiến trình UPR, đặc biệt là việc chấp thuận với tỷ lệ cao các khuyến nghị UPR.

Anh Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *