Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
57363

Không phải “mọi thứ lấp lánh đều là vàng”       

    COVID-19 đã đụng chạm đến những giá trị mà phương Tây tự hào như dân chủ, tự do cá nhân và trách nhiệm công dân. Đối diện với COVID-19, liên minh của những giá trị này đã có dấu hiệu rạn nứt, tạo nên sự đứt đoạn của các giá trị. Dân chủ mà quá trớn và khi tự do không còn là sự nhận thức và vận dụng cái tất yếu thì giá trị gốc đã bị lệch. COVID-19 đã cho thấy không phải “mọi thứ lấp lánh đều là vàng” (All that glitters is not gold).         

 Hệ lụy mà dân chủ đi ngược lại trách nhiệm công dân                                

Trong cuộc chiến chống COVID-19, chiếc khẩu trang y tế ở phương Tây trong một thời gian ngắn đã thay đổi giá trị, đã khoác một khuôn mặt mới. Ở thời kỳ đầu, chiếc khẩu trang là hiện thân của bệnh tật và là dấu hiệu của thần chết. Vì vậy, người đeo khẩu trang bị xua đuổi, thậm chí bị hành hung. COVID-19 đã làm thay đổi cách nhìn của của người phương Tây về nó. Từ phản văn hoá (với nghĩa không nằm trong hệ văn hoá của nhiều nước phương Tây), chiếc khẩu trang đã trở thành vật bất li thân, dấu hiệu của nghĩa tình ở ngay các nước đã từng tẩy chay nó. Đó là sự chuyển hoá của giá trị. Giá trị văn hoá không có tính bảo thủ, chỉ có cách ứng xử của con người với giá trị văn hoá làm nên tính bảo thủ của giá trị văn hoá. Sau COVID-19, chắc hẳn người ta sẽ bớt đi sự ngạo mạn và thô bạo trong ứng xử với tự nhiên.

COVID-19 đã đụng chạm đến những giá trị mà phương Tây tự hào như dân chủ, tự do cá nhân và trách nhiệm công dân. Đối diện với COVID-19, liên minh của những giá trị này đã có dấu hiệu rạn nứt, tạo nên sự đứt đoạn của các giá trị. Dân chủ mà quá trớn và khi tự do không còn là sự nhận thức và vận dụng cái tất yếu thì giá trị gốc đã bị lệch. Người ta bảo rằng tự do, dân chủ, trách nhiệm công dân ở phương Tây đã trở thành văn hoá. COVID-19 đã cho thấy không phải “mọi thứ lấp lánh đều là vàng” (All that glitters is not gold).

Người dân Pháp di chuyển bằng tàu hỏa phải đeo khẩu trang, nếu không sẽ bị phạt 148 USD

Nhiều nhà chức trách đã đau đầu vì những ca dương tính với COVID-19 tăng đến mức hốt hoảng mà một trong những nguyên nhân là người dân không chịu ở nhà, cách ly xã hội vì họ cho đó là quyền tự do cá nhân, là vi phạm dân chủ. Trong trường hợp này, dân chủ và tự do cá nhân đã đi ngược lại trách nhiệm công dân. Những hiện tượng đó chưa đủ sức thuyết phục về mặt khoa học để đi đến những kết luận xỉn màu về dân chủ, tự do, trách nhiệm công dân ở các nước phát triển, nhưng với “Đường thẳng là đường cong ngắn nhất, sai lầm là mức độ tối thiểu của chân lí và cái ác là cái thiện nhỏ nhất” như kết luận của nhà  khoa học Đức Leibniz (1646-1716) thì đó đã là những dấu hiệu của lỗi hệ thống.

Về mặt lý luận, cần phải thống nhất rằng việc cách mạng số thâm nhập mau lẹ vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội hiện nay không nên cho rằng trong cái rủi có cái may. COVID-19 chỉ được xem là một chất xúc tác hay là sự ảnh hưởng của một biến cố ngẫu nhiên mà thôi. Thực tế là tất cả những điều kiện cho cách mạng số sống trong các lĩnh vực này đã được chính phủ Việt Nam coi trọng từ nhiều năm trước khi có COVID-19.

Những giá trị mới

Lịch sử Việt Nam là lịch sử nối dài của sức mạnh lòng dân. Nguồn vốn xã hội đó, xét trong tình hình phòng chống COVID-19 hiện nay ở Việt Nam chính là một loại vaccine đặc biệt đề kháng trước mọi biến cố, tạo ra sức mạnh liên kết giữa các thành tố của xã hội, giữa cá nhân với nhau. Brian Spence, chuyên gia tài chính người Anh làm việc ở Việt Nam đã có những nhận xét về Chính phủ và con người Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 như sau: “Việt Nam không chỉ đi đầu thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 mà còn chỉ ra cho thế giới thấy rằng như thế nào là đồng lòng, làm việc hiệu quả cùng nhau như một thể thống nhất cùng với đức hi sinh vì những lợi ích chung. Đó là những giá trị của Việt Nam. Việt Nam đã có cái nhìn hợp lí, lâu dài. Việt Nam không đi vay mượn hay là in thêm tiền như các nền kinh tế trên thế giới đã làm. Chính phủ Việt Nam đã giành được lòng tin của người dân về sự phục hồi nền kinh tế trước dịch bệnh”. Điều mà Brian Spence nhìn thấy ở Việt Nam là cái nhìn toàn diện và sắc sảo của nhà đầu tư. Ông gọi đó là giá trị Việt Nam. Tuy vậy, cái quan trọng nhất mà Brian Spence chưa kịp thấy và chưa một học giả nào của phương Tây cho đến thời điểm này gọi đúng bản chất của cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn cầu hiện nay là cuộc chiến của những giá trị theo nghĩa phủ định, khẳng định và tạo ra những giá trị mới. Chiều sâu của mọi vấn đề nằm ở đó.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao tượng trưng khoản đóng góp 50.000 đô la Mỹ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Đối diện với COVID-19, Việt Nam cho thấy sức mạnh của hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chèo lái tài tình của Chính phủ và sự đồng lòng, tin tưởng của quần chúng nhân cùng hướng về mục tiêu chung. Tất cả những điều này đã nâng cao tầm vóc Việt Nam trên thế giới. Cuộc chiến với COVID-19 ở Việt Nam cho thấy rằng tinh thần chống dịch như chống giặc không chỉ là thái độ của những nhà lãnh đạo Việt Nam mà còn là nguyên tắc chủ đạo quy định các giải pháp, bước đi hợp lý, trên cơ sở tối ưu hoá tiềm lực vật chất và sức mạnh tinh thần, sức mạnh truyền thống của dân tộc để đạt hiệu quả cao nhất.■

       

 PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG*

* Trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế.

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *