Đây là tên bài báo tiếng Đức “KLASSENGESELLSCHAFT – Immer ungleicher”.của tác giả Oliver Rast đăng trên tờ Thế Giới Trẻ (Junge Welt) ở thủ đô Berlin ngày 14-05-2021 được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch. Bài báo này cho ta thấy chủ nghãi Mác-Leenin phân tích về giai cấp và xã hội có giai cấp, bản chất chủ nghĩa tư bản hoàn toàn đúng. Mới đây, bài viết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luận giải rất rõ và đúng đắn về về hiện trạng của Chủ nghĩa tư bản và sự lựa chọn mọi quyết sách đều hướng tới tất cả người dân trong mô hình xã hội chù nghĩa ở Việt Nam.
Đường link của bài báo:
=====
Lời dẫn: Nội các liên bang Đức vừa thông qua Báo cáo nghèo đói và giàu có. Sự chia rẽ xã hội tiếp tục gia tăng. Liên đoàn công đoàn Đức tuyên chiến với nguy cơ đói nghèo.
Chỉ có một cách đọc: Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia giai cấp. Người nghèo ngày càng nghèo, người giàu ngày càng giàu. Ngay cả các thành viên liên minh chính phủ “đỏ đen” (ý nói liên minh chính phủ liên bang của SPD, CDU, CSU – HNT) cũng không tránh khỏi sự thật khó chịu này. Vào chiều hôm thứ Tư, nội các liên bang đã thông qua Báo cáo nghèo đói và giàu có, đã bị hoãn lại một năm do đại dịch Corona. Đó là lần thứ sáu của loại hình này.
Một trong những thông điệp chính của tác phẩm dày 555 trang này là: “Kể từ những năm 1980, tỷ lệ những người ổn định ở vị trí xã hội thấp nhất hoặc cao nhất đã liên tục tăng lên.” Điều đó có nghĩa là: Sự chia rẽ xã hội ở quốc gia này ngày càng sâu sắc, nguy cơ đói nghèo gia tăng. Hơn nữa, phần mười dân số nghèo nhất không có “triển vọng thay đổi hoặc thăng tiến”. Nhu cầu hiện sinh được chuyển giao ở một mức độ nhất định, luôn luôn ở trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh Corona.
Các phát hiện hiện đã rõ ràng trắng đen, “người ta không thể nhìn theo cách khác”, Daniela Kolbe, phát ngôn viên của nhóm công bằng phân phối và hội nhập xã hội của nhóm nghị sĩ SPD, đã phải thừa nhận trong một bài báo là khách mời trên ấn bản trực tuyến của báo đảng Vorwärts đăng vào hôm thứ Tư. Tuy nhiên: Bộ trưởng Xã hội Liên bang Hubertus Heil (SPD) đã cố gắng che đậy những phát hiện từ Bộ của ông ta và tuyên bố vào cùng ngày: “Đức không phải là một ‘xã hội suy tàn’.”
Nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng có khả năng nhìn thấy nó theo cách khác. Đúng vậy. Theo báo cáo chính thức, khả năng rơi vào bẫy nghèo đói đã tăng từ 40% lên 70% kể từ những năm 1980. Người nghèo là người có thu nhập thấp hơn 60% của thu nhập trung bình hàng tháng, hay nói cách khác: trong ví của họ có tối đa là 1.176 euro. Nói cách khác, điều kiện sống bấp bênh từ lâu không chỉ tồn tại trong các giai cấp tiểu vô sản. Một phần năm người dân ở đất nước này hiện đang sống trong tình trạng của “cửa quay tròn hoàn toàn tự động” (ý nói là cuộc sống bấp bênh), Ulrich Lilie, Chủ tịch của hiệp hội Diakonie, được trích dẫn trong một tuyên bố hôm thứ Tư. Ông ấy nói: những công việc tạm thời được trả lương thấp, bao gồm cả việc tự kinh doanh không có thật, thay thế bằng những “khoản trợ cấp của nhà nước” lặp đi lặp lại. Cũng có chênh lệch đông tây. “Sự hứa hẹn về sự thăng tiến”, theo đó, bất kỳ ai chỉ cần cố gắng đều có thể tạo ra thứ gì đó từ sự tồn tại của mình, thậm chí còn là một cụm từ đáng hoài nghi ở phương đông hơn là ở phương tây của nền cộng hòa.
Báo cáo về nghèo đói và giàu có cho biết, sự phát triển không đồng đều của thu nhập và sự giàu có vào năm 2020: “Nửa trên của sự phân phối có 70% tổng thu nhập, nửa dưới là 30%”. Sự giàu có thậm chí còn được phân bổ không đồng đều hơn: “Các hộ gia đình ở nửa trên của sự phân bổ sở hữu khoảng 97,5% và các cá nhân chiếm khoảng 99,5% tổng của cải. Bà Susanne Ferchl, phó chủ tịch nhóm nghị sĩ Die Linke, cho biết về mặt này, cần có sự quay đầu trong chính sách thị trường lao động và xã hội, khi nói với tờ Thế Giới Trẻ vào hôm thứ Tư. Chính phủ liên bang Đức không còn có thể che giấu sự thật rằng sự khốn cùng là kết quả trực tiếp của các quyết định chính trị của họ. Vì vậy, ngay từ bây giờ, việc hoàn thuế cho người giàu và những “luật xã hội” mang tính đàn áp đối với người nghèo phải được chấm dứt.
Đã có những giải pháp từ lâu, chẳng hạn như phục hồi thuế tài sản và thuế thừa kế cao hơn, nhưng cũng đồng thời tăng mức tiêu chuẩn của trợ cấp xã hội mang tên Hartz IV lên 600 euro và yêu cầu bổ sung theo tỷ lệ cố định là 100 euro mỗi tháng trong đại dịch. Đó là những yếu tố cần thiết của chính sách phân phối lại mới, “mà chúng ta không thể bắt đầu đủ nhanh”, Joachim Rock, người đứng đầu bộ phận Lao động, Xã hội và Châu Âu của hiệp hội Paritätischer Gesamtverband, cảnh báo như thế vào hôm thứ Tư khi được tờ Thế Giới Trẻ hỏi.
Anja Piel, thành viên ban lãnh đạo công đoàn DGB, đã chỉ trích trong một thông cáo báo chí hôm thứ Tư rằng các báo viên chính phủ hầu như không để mắt đến nguy cơ đói nghèo của người lao động. Con số này hiện đang cao hơn “bao giờ hết”.
Những người có việc làm là nhóm người bị ảnh hưởng bởi đói nghèo lớn nhất với khoảng 4,4 triệu người. Có cách làm chống lại? Vâng, có cách: tăng phụ cấp làm việc trong thời gian bị rút ngắn, chuyển đổi các công việc nhỏ thành việc làm có đóng bảo hiểm an sinh xã hội, bỏ các giới hạn thời gian làm việc không khách quan, tự kinh doanh dưới sự bảo vệ của bảo hiểm thất nghiệp. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khu đầm lầy của lương quá thấp phải được tiêu thoát, để làm được việc đó, bà thành viên của tổ chức công đoàn DGB yêu cầu mức lương tối thiểu phải được nâng lên ít nhất 12 euro và mức thương lượng tập thể cần được tăng cường. “Chúng ta phải tuyên chiến rõ ràng với nguy cơ đói nghèo.”
Các bạn có thể tìm đọc nguyên bản Báo cáo về sự nghèo đói và giàu có của Đức tại địa chỉ
https://www.armuts-und-reichumsbericht.de/SharedDocs/Downloads/Berichte/sechster-armuts-reichumsbericht.pdf?__blob=publicationFile&v=2
https://www.armuts-und-reichumsbericht.de/SharedDocs/Downloads/Berichte/sechster-armuts-reichumsbericht.pdf?__blob=publicationFile&v=2
Bình luận về bài báo này, tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng, “bài dịch này đã minh chứng cho điều mà từ trước đến nay đã khẳng định. Của cải, thu nhập chủ yếu ở người giàu có, còn người nghèo ngày càng sa vào khó khăn, yếm thế khó thoát nghèo. Nghe đọc thấy các nước phát triển thu nhập trung bình rất cao song thư nhập đó chảy vào túi các nhà tư bản còn người nghèo giảm dần tương đối , khoảng cách chênh lệch ngày càng rộng và số lượng người nghèo không giảm mà ngày càng tăng. Trung bình trên dưới 20% dân số trở lên. Đây là bất công và bất bình đẳng mà các nước tư bản không thể nào khắc phục được. Sau đại dịch Covid19 càng bộc lộ rõ sự thật này”. Thực tiễn vừa qua, “nhờ đại dịch, dân chết như rạ” mà thế giới có thêm 9 tỷ phú vắc-xin!
Hiếu Ngọc