Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19089

Tình trạng cực đoan trong tự do tôn giáo tại Ấn Độ dưới thời chính phủ Modi

 

Uỷ ban chính phủ Hoa Kỳ theo dõi tình trạng trên khắp thế giới cho biết tự do tôn giáo ở Ấn Độ dưới thời chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Narendra Modi đã có những “bước đi cực đoan”.

India Home Minister Amit Shah (center) introduced India’s new citizenship law that fast-tracks naturalization for some non-Muslim migrants. Opponents say it violates India’s secular constitution.

Trong báo cáo thường niên của mình, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho biết chính phủ Ấn Độ ban hành Đạo luật Sửa đổi Quốc tịch năm ngoái mang tính phân biệt đối xử với những người di cư Hồi giáo từ Afghanistan, Bangladesh và Pakistan.

Phó chủ tịch ủy ban Nadine Maenza, do Tổng thống Trump bổ nhiệm, cho biết trong một cuộc họp báo sự suy thoái tự do tôn giáo ở Ấn Độ là “có lẽ là sự tụt dốc và đáng báo động nhất” trong tất cả các phát triển tiêu cực được xác định trên toàn thế giới. Ủy ban cáo buộc Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền đã “cho phép tình trạng bạo lực trong các cộng đồng và các trung tâm thờ phụng duy trì sự căm thù và kích động bạo lực”

Ngay từ năm 2004, Uỷ ban đã đề nghị Bộ ngoại giao Mỹ chỉ định Ấn Độ là một “quốc gia đặc biệt cần lưu ý”, vì được cho là “nơi tồi tệ nhất trong tất cả những gì tồi tệ”. Nhiều quốc gia có tình trạng tương tự bao gồm Iran, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Pakistan, Ả Rập Saudi. Uỷ ban kêu gọi chính quyền Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các “cơ quan chính phủ Ấn Độ và các quan chức chịu trách nhiệm vi phạm về quyền tự do tôn giáo” khi đưa ra cách đối xử mang tính bạo lực đối với các nhóm tôn giáo thiểu số bao gồm cả Kito giáo và Hồi giáo.

Ủy ban, lần đầu tiên kể từ năm 2004, đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ định Ấn Độ là một “quốc gia đặc biệt quan tâm”, một tình trạng được cho là dành cho “điều tồi tệ nhất trong những điều tồi tệ nhất”. Mười ba quốc gia khác có tình trạng đó, bao gồm Iran, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Pakistan và Ả Rập Saudi. Ủy ban kêu gọi chính quyền Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với “các cơ quan chính phủ Ấn Độ và các quan chức chịu trách nhiệm về vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”, đưa ra cách đối xử với các nhóm thiểu số tôn giáo, bao gồm cả Kitô hữu cũng như Hồi giáo.

Tuy nhiên, tại sự kiện “Howdy Modi” ở Houston vào mùa thu năm 2019, Tổng thống Trump đã gọi Modi là “một trong những người bạn trung thành nhâts, tân tụy nhất của nước Mỹ” và nói rằng ông đang làm “một công việc thực sự đặc biệt đối với Ấn Độ và toàn bộ người dân Ấn Độ. Trong sự kiện này, Trump nói rằng quân đội Hoa Kỳ và quân đội Ấn Độ hợp tác mật thiết để chống lại “khủng bố Hồi giáo cực đoan”, bên cạnh đó, ông từ chối giải thích về vấn đề tự do tôn giáo tại Ấn Độ và “đá bóng sang sân” cho Modi, cố gắng bao biện rằng Modi thực sự “muốn mọi người có tự do tôn giáo”.

Trong chuyến thăm của Trump, một đám đông đã tấn công các khu phố Hồi giáo ở New Delhi, cảnh sát được cho là đứng nhìn hoặc thậm chí trực tiếp tham gia vào tình trạng bạo lực, đây là diễn biến được nhấn mạnh trong báo cáo của USCIRF. Thành viên ủy bản Gary Bauer, người được chỉ định bởi Trump đã phủ nhân kết luận của USCIRF và gọi Ấn Độ là “đồng minh của chúng ta”. Một thành viên khác, Tenzin Dorjee, người được bổ nhiệm vào ủy ban bởi Chủ tịch Hạ viên Nancy Pelosi cũng không đồng ý, đã phát biểu với tư cách một người Tây Tạng theo Phật giáo rằng các Phật tử “được hưởng tự do tôn giáo hoàn toàn”. Chính phủ Ấn Độ cũng giân dữ chối bỏ kết luận của ủy ban.

Qua cách hành xử của chính phủ Trump trong vấn đề tự do tôn giáo, ta có thể thấy rằng cho dù những nước đồng minh với Trump có đối xử bạo ngược với các tôn giáo trong nước ấy thế nào, thì Trump vẫn sẽ vẫn phớt lờ quyền công dân căn bản này.

Bản dịch từ bài báo https://www.npr.org/2020/04/28/847373064/religious-freedom-in-india-takes-drastic-turn-downward-u-s-commission-says

Tuấn Thanh

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *