Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
59283

Cây bút phương Tây nói rằng sở hữu công là cần thiết

 

Giữa lúc các nhà dân chửi bận tuyên truyền rằng chủ nghĩa tư bản là lối sinh hoạt kinh tế duy nhất đúng, trong một bài viết trên tờ The Guardian, cây bút George Monbiot đã bày tỏ quan điểm rằng việc biến các nguồn lực chung thành sở hữu công là cần thiết.

Monbiot nhận xét rằng có vô số mâu thuẫn trong những lời hứa hẹn về sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. Chẳng hạn, người ta hứa rằng sẽ có tăng trưởng bất tận trên một hành tinh hữu hạn, rằng một hệ thống bất bình đẳng sẽ kéo con người xích lại gần nhau, rằng một nền kinh tế vận hành bằng cạnh tranh và đố kị sẽ mang đến hòa bình, rằng một nền chính trị vận hành bằng đồng tiền sẽ đem đến dân chủ… Những chuyện đó không có thật, và lịch sử đã chứng minh điều đó. Cuộc khủng hoảng hiện tại chỉ là “biểu hiện mới của một cuộc đổ vỡ kéo dài đã xé toạc xã hội trong 200 năm trở lại đây” – trong đó tham vọng tăng trưởng vô tội vạ dẫn đển chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tốc, cuộc diện chủng và chiến tranh thế giới. Cuộc đổ vỡ đó chính là động lực gây ra những phong trào cực đoan đang phát triển nở rộ dạo gần đây – như “phong trào ISIS, chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo”, và “xu hướng dân túy ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Hungary”.

Monbiot cho rằng để giải quyết các vấn đề này, những nguồn lực chung của cộng đồng cần phải được xem là tài sản công, được trả lại cho cộng đồng, và do cộng đồng quản lý. Ông viết:

“Nguồn lực chung là một tài sản mà cộng đồng có các quyền chia sẻ và quyền thụ hưởng bình đẳng. Về nguyên tắc, điều này có thể bao gồm đất đai, nước, khoáng sản, tri ​​thức, nghiên cứu khoa học và phần mềm. Nhưng trong hiện tại, hầu hết các tài sản này đã được rào kín: bị nhà nước hoặc những lợi ích tư nhân nắm chặt, và được xem như là bất kỳ hình thức nào khác của tư bản. Qua sự rào kín này, chúng ta đã bị tước đoạt của cải chung của mình.”

“Việc khôi phục nguồn lực chung có tiềm năng to lớn không chỉ để phân phối của cải mà còn biến đổi xã hội. Như tác gia David Bollier đã chỉ ra, nguồn lực chung không chỉ là nguồn tài nguyên (đất đai, cây cỏ hoặc phần mềm) mà còn là cộng đồng những người quản lý và bảo vệ nó. Các thành viên của nguồn lực chung phát triển những mối quan hệ kết nối sâu sắc hơn với nhau và với khối tài sản của họ hơn những gì chúng ta làm với tư cách là những người tiêu dùng thụ động sản phẩm.”

“Quản lý các nguồn tài nguyên chung có nghĩa là phát triển các quy tắc, giá trị và truyền thống. Điều này có nghĩa là, trong một số trường hợp, tái hòa nhập bản thân mình vào những nơi mà chúng ta đang sống. Điều này có nghĩa là định hình lại chính quyền để đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng chứ không phải của các tập đoàn. Nói cách khác, việc hồi sinh nguồn lực chung có thể hoạt động như một đối trọng với các thế lực nguyên tử hóa, tha hóa hiện đang tạo ra hàng ngàn kiểu phản ứng độc hại.”

Liệu giới dân chửi – những người đang bận ca ngợi Donald Trump hoặc Elon Musk – sẽ nghĩ gì về những dòng này? Chắc chắn họ sẽ không tiếp thu, vì họ đã mất khả năng tiếp thu các ý tưởng mới. Thêm nữa, từ thời Ngô Đình Diệm đến thời Việt Tân, quyền lực trong giới dân chửi vẫn vận hành theo kiểu gia đình trị và tập trung vào tay người có tiền. Dù họ tuyên bố đứng về phía các nền dân chủ phương Tây, họ hoàn toàn xa lạ với những quan điểm tiến bộ nhất của phương Tây, và chỉ đại diện cho một chủ nghĩa tư bản đang thối rữa.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *