Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39062

Kiên quyết chống tệ nạn phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới

Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Hiện nay, tình trạng này thậm chí còn lan rộng ở châu Âu khiến Thủ tướng Đức Olaf Scholz phải đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi các nước châu Âu đoàn kết để cùng nhau vượt qua vấn nạn này.

Theo một nghiên cứu mới của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ em da đen ở Mỹ có nguy cơ tử vong vì súng cao gấp 11 lần so với trẻ em da trắng. Điều này càng minh chứng cho những mối lo ngại về việc gia tăng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ và châu Âu. Ông Steve Cohen – Chủ tịch tiểu ban tư pháp Hạ viện Mỹ về Hiến pháp, quyền công dân và tự do dân sự cho rằng: “Sự căm ghét chống người gốc Á không bắt đầu từ đại dịch COVID-19 và sẽ không kết thúc khi đại dịch kết thúc. Tất cả những gì đại dịch làm là trầm trọng thêm những định kiến chống người châu Á tiềm ẩn vốn có trong lịch sử lâu đời và xấu xí ở Mỹ. Nó cũng là cái cớ để một số người hành động theo những định kiến đó. Trên thực tế, đã có sự phân biệt đối xử chống lại rất nhiều người ở đất nước này, và những điều đó ngày càng nặng nề thêm”.

Các thông điệp chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày càng gia tăng.

Và tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Không khó để quan sát thấy phần lớn người Mỹ gốc Phi thường hay làm những công việc chân tay hơn, sống tập trung ở những khu nhà nghèo khó hơn và ô nhiễm hơn. Ở New York, những người vô gia cư sống lay lắt bên hè phố hay trong ga tàu điện ngầm đa phần là người da màu…

Mặc dù phong trào dân quyền đã chấm dứt được luật phân biệt chủng tộc tồn tại trong suốt một thế kỷ tại Mỹ, thế nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người da màu thực ra chưa bao giờ biến mất. Đó không phải là vấn đề nói chấm dứt là sẽ biến mất ngay lập tức. Chừng nào phân biệt chủng tộc vẫn là vấn đề nhạy cảm và khó nói và khó thảo luận, thì khi đó những sự việc liên quan tới phân biệt chủng tộc sẽ còn nối dài mãi ở xứ cờ hoa. Bà Jen Psaki – Người phát ngôn Nhà Trắng cho biết: “Bất bình đẳng chủng tộc và giải quyết bất bình đẳng chủng tộc là một ưu tiên, là một trong những cuộc khủng hoảng chính mà tổng thống đối mặt, mà đất nước đang đối mặt. Vì vậy, vấn đề này sẽ là trọng tâm mà chúng tôi hướng tới”. Năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã ban hành luật quy định hành động tư hình – trừng phạt không qua xét xử đúng pháp luật – do phân biệt chủng tộc là tội ác thù hận, có thể bị phạt tù lên đến 30 năm.

Trong khi đó, tại châu Âu, để xây dựng một xã hội ngày càng bình đẳng cho tất cả mọi người, mới đây, Pháp đã công bố kế hoạch quốc gia nhằm đối phó nạn phân biệt chủng tộc. Cùng với Pháp, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế cũng đang nỗ lực hết sức trong cuộc chiến không khoan nhượng này. Theo kế hoạch hành động kéo dài 4 năm mà Pháp mới ban hành, nước này sẽ triển khai thực hiện 80 biện pháp, nhằm chống phân biệt chủng tộc, bài Do thái, cũng như mọi hình thức phân biệt đối xử. Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne (E.Boóc-nơ) tuyên bố, kế hoạch nêu trên cho phép các nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử nộp đơn khiếu nại ẩn danh. Kế hoạch mới cũng bao gồm các biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên và công chức về tình trạng phân biệt đối xử, cũng như gia tăng trừng phạt đối với những cá nhân bị cáo buộc phân biệt đối xử.

Còn tại Đức, chính phủ nước này cũng thành lập Cơ quan chống phân biệt chủng tộc để thúc đẩy sự đa dạng chủng tộc trong các lĩnh vực nhà nước.

Diễn viên John Boyega hòa cùng hàng nghìn người biểu tình tại công viên Hyde Park (Anh) nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc.

Nói về tình trạng này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, nạn phâ biệt chủng tộc đang tiếp tục đầu độc các thiết chế và cấu trúc xã hội, là nguyên nhân gây bất bình đẳng và tước bỏ các quyền cơ bản của con người. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng nêu rõ, nạn phân biệt chủng tộc là hòn đá tảng cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội, cũng như quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các xã hội ngày càng trở nên đa sắc tộc, tôn giáo và văn hóa. Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng như người dân các nước cần tập trung khai thác lợi ích từ sự đa dạng này, thay vì coi đó là một mối đe dọa.

Dưới góc độ luật pháp, mặc dù nhiều quốc gia trên toàn cầu đã thông qua luật liên quan đến chủng tộc và phân biệt đối xử, công cụ nhân quyền quốc tế quan trọng đầu tiên do Liên hợp quốc phát triển là Tuyên ngôn Nhân quyền (UDHR), đượcMỹ thông qua Đại hội đồng quốc gia năm 1948. UDHR nhận ra rằng nếu mọi người được đối xử với nhân phẩm, họ yêu cầu các quyền kinh tế, các quyền xã hội bao gồm giáo dục và các quyền tham gia văn hóa và chính trị và tự do dân sự. Nó cũng nói thêm rằng mọi người đều có quyền “không phân biệt bất kỳ loại nào, chẳng hạn như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc địa vị khác”.

Phân biệt chủng tộc – Vấn nạn xấu xí của làng bóng đá Anh

Việt Nam luôn lên án các biểu hiện phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử vì lý do sắc tộc, bài ngoại, và các hành vi thiếu khoan dung có liên quan – bao gồm cả những lời nói và hành động. Chủ trương chống phân biệt chủng tộc, đối xử đều được thể hiện rõ trong Hiến pháp, luật pháp và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về chống mọi hình thức phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, vì vậy đã thực hiện các biện pháp, luật pháp, tư pháp và hành chính để đảm bảo sự bình đẳng của người dân trên các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, những người tàn tật, bệnh nhân HIV/AIDS… là những đối tượng được đặc biệt quan tâm. Là một nước có nhiều sắc tộc và nhiều tôn giáo, Việt Nam sản sàng chia sẻ và học tập kinh nghiệm của các nước về hòa hợp dân tộc và hài hòa trong sự khác nhau về văn hóa, tôn giáo.

Việt Nam cũng nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng những định kiến vì lý do tôn giáo và văn hóa, sự thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và và phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng đang làm phương hại đến việc thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản cũng như cản trở sự thúc đẩy văn hóa hòa bình; cho rằng sự khoan dung và hiểu biết trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo chính là cơ sở cho hòa bình và hòa hợp. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân phải được tôn trọng và bảo đảm bằng luật pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này phải đi cùng với sự tôn trọng nhân phẩm, giá trị đạo đức, truyền thống và văn hóa và không được gây hận thù giữa các dân tộc và các tôn giáo.

Theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc năm 1969 về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi hoặc nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc có mục đích hoặc tác động của việc vô hiệu hóa hoặc làm giảm sự công nhận, hưởng thụ hoặc tập thể dục bước đi, về quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.

H.Chi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *