Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22257

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người DTTS

“Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là với các quyền như: quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội,người DTTS được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo những quy định cụ thể, rõ ràng, nhất là hành lang “quy chế dân chủ”. Nhiều nội dung, quy định luật, văn bản chính sách đều quy định rõ việc tham gia của người dân, bao gồm người DTTS, vào hoạt động quản lý kinh tế – xã hộiở cơ sở trên nguyên tắc “dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra – dân giám sát – dân thụ hưởng”.

Trong hai ngày 29 – 30/11, khóa họp lần thứ 111 của Ủy ban Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) diễn ra tại Geneve, Thụy Sĩ. Đoàn đại biểu Việt Nam do ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn tham dự khóa họp này. Trong khuôn khổ chương trình, Ủy ban CERD đối thoại với 6 quốc gia gồm: Bolivia, Bulgari, Đức, Morroco, Nam Phi và Việt Nam. Việc đối thoại giúp cho Ủy ban hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện trách nhiệm quyền con người của nhà nước thành viên CERD, từ đó có thêm thông tin, cơ sở để đưa ra khuyến nghị kết luận của Ủy ban. Đây cũng là cơ hội để nhà nước thành viên nhận được tư vấn chuyên môn của các chuyên gia.

Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn tham dự khóa họp này.

Thay mặt đoàn Việt Nam, ông Y Thông trình bày báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 15 – 17 tính từ năm 2013 đến năm 2019 theo hướng dẫn của Ủy ban Công ước CERD. Báo cáo tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Chính phủ Việt Nam về các dân tộc thiểu số như đã được ghi rõ trong Điều 5, Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tại Điều 1 Công ước CERD. Đồng thời chia sẻ những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác dân tộc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023. Ông Y Thông cũng khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước qua những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung, và những nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng.

Theo đó, từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Trong mười năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật trong đó có 352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các DTTS.

“Việt Nam khẳng định lập trường kiên quyết phản đối và chống chia rẽ, kích động hận thù giữa các dân tộc, chủng tộc. Những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, trừng trị nghiêm khắc. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị về quyền con người, chống phân biệt chủng tộc. Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.Việt Nam cam kết tuân thủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này được thể hiện rõ tại Hiến pháp, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong công tác xây dựng pháp luật, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025”, ông Y Thông nhấn mạnh.

Các chính sách đầu tư, hỗ trợ được thiết kế nhằm bảo đảm mức tiếp cận bình đẳng giữa các dân tộc trong các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có sự ưu tiên tương đối dành cho những dân tộc có khó khăn hơn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Rơ Măm – một trong 14 dân tộc rất ít người có khó khăn đặc thù)

Kể từ lần rà soát trước, Việt Nam đã phê chuẩn thêm 02 Công ước về quyền con người: Công ước về Quyền của Người khuyết tật và Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Như vậy, hiện nay Việt Nam đã tham gia7/9 CƯQT của LHQ về quyền con người. Việt Nam cũng tham gia tích cực các phiên đối thoại với các Ủy ban Công ước và nghiêm túc xem xét các khuyến nghị, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai tăng cường thực thi các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Và để bảo đảm quyền cho người lao động, kể từ khi là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế(ILO) năm 1992, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của ILO, bao gồm 7/8 công ước cơ bản, trong đó có liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tham gia nhiều Công ước quốc tế khác có nội dung liên quan đến việc ghi nhận, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Ở cấp độ song phương, Việt Nam hiện có cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với banước/đối tác, bao gồm Mỹ, EU và Australia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều kênh trao đổi không chính thức về các vấn đề quyền con người, tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của quyền con người. Nhìn chung, trong các hoạt động hợp tác song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương về quyền con người, Việt Nam luôn tích cực, chủ động và có những đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con ngườitrên tinh thần đối thoại, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Trong giai đoạn báo cáo quốc gia (2013-2019), các quyền dân sự chính trị của người DTTS được đảm bảo và thúc đẩy. Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người DTTS đặc biệt là với các quyền như quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội,người DTTS được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo những quy định cụ thể, rõ ràng, nhất là hành lang “quy chế dân chủ”. Nhiều nội dung, quy định luật, văn bản chính sách đều quy định rõ việc tham gia của người dân, bao gồm người DTTS, vào hoạt động quản lý kinh tế – xã hộiở cơ sở trên nguyên tắc “dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra – dân giám sát – dân thụ hưởng”.

Người DTTS Việt Nam được tạo điều kiện đảm bảo bình đẳng các quyền con người của mình như quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, quyền được bảo vệ bởi cơ quan tài phán độc lập, quyền có quốc tịch, quyền tự do đi lại trong lãnh thổ quốc gia, quyền xuất, nhập cảnh, quyền tự do ngôn luận báo chí, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo,… Các quyền dân sự chính trị này của người DTTS được Nhà nước bảo đảm bình đẳng như mọi công dân của nước CHXHCN Việt Nam.

Việt Nam đã đưa ra các chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS đến năm 2030. Để đảm bảo quyền phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, Việt Nam đã ban hành rất nhiều chương trình, chính sách triển khai thực hiện ở vùng DTTS& miền núi và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

“Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật và văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm DTTS có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cụ thể như, DTTS được hưởng các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề,việc làm, đất đai, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ sản xuất… Ngoài ra, còn được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây dựng điểm tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng và đảm bảo được các quyền đối xử bình đẳng trước Tòa án, quyền an ninh cá nhân, chính trị về bầu cử, ứng cử, quốc tịch, tự do đi lại, cư trú, kết hôn và lập gia đình, sở hữu tài sản, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cả bình diện quốc tế và quốc gia.

Mục tiêu của Nhà nước Việt Nam là củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình cùng nhau xây dựng một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do và giàu mạnh.Việc pháp luật Việt Namkhẳng định và chống mọi hành vi xâm phạm quyền bình đẳng dân tộc, gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi cho DTTSlà hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc tại điểm 4, Điều 1 Công ước CERD. Ở Việt Nam, do quá trình lịch sử đã tạo ra sự cư trú đan xen với mật độ cao nên không dân tộc nào có lãnh thổ riêng. Bên cạnh đó, nguyên tắc không phân biệt dân tộc bao hàm cả nội dung không phân biệt chủng tộc; sự khác biệt về văn hóa, trình độ phát triển. Chính sách dân tộc của Việt Nam hướng tới mục tiêu thu hẹp, xóa bỏ sự chênh lệch về phát triển giữa các nhóm dân tộc và các vùng bằng việc khẳng định quyền bình đẳng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với những dân tộc, những vùng khó khăn để các dân tộc đó, các vùng đó phát triển, có điều kiện hưởng thụ các quyền con người một cách bình đẳng”, ông Y Thông cho biết.

Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh chính sách đại đoàn kết dân tộc (Điều 9), khẳng định chính sách ưu tiên phát triển giáo dục cho đồng bào DTTS (Điều 61). Hiến pháp cũng ghi nhận nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các hành vi kích động gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo… bị nghiêm cấm và bị trừng trị theo quy định của pháp luật.

Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả mọi người, bao gồm cả người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đều được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con ngườinhư quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ như công dân Việt Nam…

“Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền cho người DTTS và Người nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Công ước CERD vào năm 1982. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam được xây dựng và phù hợp với các quy định trong luật pháp quốc tế. Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực phát triển bảo đảm bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS. Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh mới”, ông Y Thông khẳng định.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *