Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
4320

Việt Nam không có sự phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp

Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử được Liên Hợp Quốc lựa chọn là ngày 1/3 hằng năm. Ngày này được lập ra nhằm nâng cao nhận thức về những bất bình đẳng, đồng thời yêu cầu các chính phủ thực hiện cam kết và nghĩa vụ để chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng có vai trò trong việc chấm dứt phân biệt đối xử để từ đó giảm bớt bất bình đẳng, hướng tới sự đoàn kết toàn cầu.

Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp (Công ước số 111) của và công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ (Công ước số 100) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chặng đường tìm lại sự công bằng cho người lao động (NLĐ) yếu thế trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của công ước, là thành viên của ILO, Việt Nam đã nhanh chóng rà soát các văn bản pháp luật trong nước và tiến hành phê chuẩn công ước này. Sau khi phê chuẩn công ước vào năm 1997 Việt Nam đã cố gắng nội luật hóa nhưng bên cạnh những kết quả đạt được thì pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại một số quy định chưa phù hợp với công ước.

Việc gia nhập Công ước 159 khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm.

Theo Công ước số 111, phân biệt đối xử được hiểu là “mọi sự phân biệt, sự loại trừ hoặc thiên vị dựa trên những điều kiện về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị và nguồn gốc xuất thân… có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại đến sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp và mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử mà Nhà nước là thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, của người lao động nếu có và của các tổ chức thích hợp khác”.

Nhận thức đầy đủ và sâu sắc nội dung của Công ước phân biệt đối xử, Việt Nam đã từng bước chuyển hóa nội dung của các công ước vào trong các văn bản pháp luật từ văn bản có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp năm 2013 tại Điều 16:

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Tại Điều 26 hay cụ thể hơn tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.”

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã đưa ra khái niệm về phân biệt đối xử tại khoản 8 Điều 3: “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho NLĐ dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.”

Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật nhằm thúc đẩy và đảm bảo quyền bình đẳng trong cơ hội và đối xử với lao động, cụ thể như: BLLĐ năm 2019, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014; Luật Người khuyết tật năm 2010.

Đảm bảo quyền được bình đẳng không phân biệt đối xử trong quan hệ lao động đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam. Khoản 1 Điều 5 BLLĐ năm 2019 quy định quyền của NLĐ: “Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử”.

 

H.Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *