Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
24761

Kẻ tốt ném bom bạn, kẻ xấu xây dựng cho bạn một tuyến đường sắt

Đó là tên bài báo của RT DE (kênh tiếng Đức của đài truyền hình Nga RT có trụ sở ở Berlin) ngày 05-12-2021 của nhà báo Tom Fowdy. Tom Fowdy là một nhà văn và nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế người Anh, tập trung vào Đông Á.Bài báo được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch, bàn về một tuyến đường sắt đã được xây dựng ở Lào nối liền Viêng Chăn với Trung Quốc. Với các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách, Lào có thể tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Ông Hồ Ngọc Thắng binh phẩm, đây là một bài viết rất hay, khách quan và trung thực. Điều đáng quý: tác giả là một là một nhà văn và nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế người Anh, tập trung vào Đông Á. Bài báo cho chúng ta thấy sự dối trá kinh khủng của truyền thông phương Tây. Người Việt Nam chúng ta, không cần là nhà sử học cũng biết rõ, Mỹ đã tàn phá nước Lào bằng hàng triệu quả bom và chất độc màu da cam. Bây giờ báo chí phương Tây mô tả tuyến đường sắt hiện đại là một nỗi lo ngại. Đúng là đồ giẻ rách. Nhưng đáng buồn, nhiều tờ báo ở VN lại khai thác chủ đề này theo phương châm “bài Tàu phò Mỹ”.Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông phương Tây coi đây là một mối đe dọa của Trung Quốc.
BBT xin giới thiệu tới bạn đọc và một số bình luận từ dân mạng Việt Nam, nội dung bài báo không thể hiện quan điểm của Ban Biên tập.
Đây là thông điệp kỳ lạ từ các phương tiện truyền thông phương Tây gửi đến người dân Lào, một quốc gia đã bị Mỹ ném bom và hiện đang bị chỉ trích vì chấp nhận một tuyến tàu mới trị giá 9 tỷ USD từ nguồn vốn của Trung Quốc. Hôm thứ Năm là ngày lễ quốc gia của Lào, kỷ niệm 46 năm ngày quốc gia ở Trung Đông Nam Á từ bỏ chế độ quân chủ và trở thành một nhà nước cách mạng, xã hội chủ nghĩa, với sự ủng hộ của Việt Nam.
Năm nay, lễ kỷ niệm này có một ý nghĩa đặc biệt, vì một dự án lớn mới được khai trương vào ngày đó, một tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa cho giao thông hàng hóa và hành khách kết nối thủ đô Viêng Chăn với nước láng giềng phía bắc Trung Quốc.
Dự án chín tỷ đô la là một phần của sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới và đã được hoan nghênh như một trong những tấm biển để phô trương của nó. Đây là tuyến tàu công nghiệp và thương mại đầu tiên ở Lào, quốc gia trước đây có ít cơ hội để tăng xuất khẩu và tạo ra tăng trưởng kinh tế do vị trí địa lý và thực tế là nó được bao quanh bởi các vùng đất đồi núi.
Ảnh: Chuyến tàu đầu tiên trên đường đến Viêng Chăn vượt qua biên giới Trung Quốc – Lào vào ngày 15/10/2021.
Bản quyền ảnh: www.globallookpress.com © Cao Anning
Tuy nhiên, bây giờ nước này có kết nối trực tiếp và nhanh chóng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới tính theo dân số, cũng như các cảng đang phát triển mạnh ở Quảng Đông. Đối với Lào, điều này thay đổi hoàn toàn luật chơi. Vậy thì có gì để bác bỏ?
Không ai ngạc nhiên khi các phương tiện truyền thông chính thống phản ứng về tuyến đường tàu với những tiêu cực chống Trung Quốc thường thấy. Rất nhiều bài báo đã cố gắng miêu tả dự án này như một “cái bẫy nợ” và cáo buộc rằng Bắc Kinh đang cho các quốc gia vay tiền để thực hiện các dự án mà họ không có khả năng chi trả và sau đó thực hiện quyền kiểm soát chính trị.
Ví dụ, tờ Financial Times đã đưa ra tiêu đề bài báo của mình với phong cách vô liêm sỉ, “Lào mở ra liên kết đường sắt do Trung Quốc xây dựng giữa những lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh”. Điều đó ngụ ý rằng ở một phương diện nào đó Lào cảm thấy bị đe dọa hoặc lo sợ về việc thành lập dự án xe lửa đột phá này (mà người đứng đầu nhà nước đảm bảo là người đầu tiên đi tàu). Gợi ý về “lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc” này đã trở thành một phần phổ biến trong các câu chuyện nhằm gây nghi ngờ về bất kỳ điều gì tích cực mà Trung Quốc có thể đạt được hoặc làm được.
Một meme Twitter phổ biến trong những người dùng ủng hộ Trung Quốc theo dõi những câu chuyện như vậy với tiêu đề “Nhưng với giá nào?”, cho biết tần suất phát tán những thông tin tiêu cực như vậy.
Và nếu người ta hỏi Google “Trung Quốc, nhưng giá bao nhiêu?” có rất nhiều ví dụ về các bài báo được đăng trên các cổng thông tin lớn. Trong quá trình sản xuất các sản phẩm như vậy, mục tiêu chính là khắc họa các hành động của Trung Quốc là không mong muốn, đe dọa và nhất quán phản đối. Trong trường hợp của tuyến tàu ở Lào, vấn đề là nó được tài trợ thông qua nợ và do đó không phải là một bước đi khả quan.
Tuy nhiên, lập luận này là xúc phạm vì nó hoàn toàn thiếu tế nhị đối với lịch sử gần đây của Lào. Bất cứ ai có bất kỳ kiến thức nào về lịch sử tương đối gần đây của đất nước sẽ hiểu rằng đất nước phải sợ hãi không phải là Trung Quốc, mà là Hoa Kỳ – quốc gia đã ném hơn 260 triệu quả bom chùm xuống Lào, và quốc gia trong cuộc mở rộng của Chiến tranh Việt Nam đã bị phá hủy hoàn toàn và khiến nó trở thành quốc gia bị đánh bom nhiều nhất trong lịch sử và cướp đi sinh mạng của 50.000 người.
Nhiều quả bom trong số này hiện vẫn nằm im lìm trong thiên nhiên của Lào và tiếp tục giết hại dân thường. Khi xây dựng tuyến đường sắt mới, đầu tiên các công nhân phải loại bỏ bom chưa nổ. Làm thế nào mà thế giới và các phương tiện truyền thông chính thống lại thờ ơ với sự kinh tởm này? Và làm thế nào họ có thể, ngay cả khi sử dụng trí tưởng tượng tuyệt vời nhất, lại có thể tuyên bố rằng Trung Quốc là mối đe dọa thực sự đối với Lào và Mỹ cùng các đồng minh của họ đang hành động vì lợi ích thực sự của đất nước này?
Đây là vấn đề. Một thái độ như vậy tượng trưng cho tư duy tinh hoa, chủ nghĩa sô vanh và tự cho mình là đúng của các nước phương Tây, về mặt ý thức hệ nghiêng về niềm tin rằng họ đứng về “lợi ích thực sự” của người dân thường ở các nước mà họ nghĩ rằng họ đang giải phóng.
Chính trị phương Tây rao giảng rằng các quốc gia theo nền dân chủ tự do và trong sự độc quyền sở hữu một chân lý duy nhất, phổ quát, khách quan và đạo đức bắt nguồn từ di sản bản thể học của Cơ đốc giáo, và họ có nhiệm vụ giới thiệu cho người khác biết chân lý đó. Phương Tây luôn hành động trung thực và thiện chí, trong khi kẻ thù của họ thì không. Và vì vậy, logic này cũng vậy, bất kỳ chính sách nào mà Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của họ theo đuổi đối với Lào đều có ý định nghiêm túc và thiện chí đối với lợi ích của họ, trong khi đối ngược lại, mọi việc Trung Quốc làm đều là hành vi độc hại, bành trướng và thèm khát quyền lực là do mong muốn ảnh hưởng hoặc kiểm soát đất nước.
Điều đó dẫn đến một kịch bản kỳ lạ, trong đó Bắc Kinh được miêu tả là xấu xa và nham hiểm vì đã xây dựng một tuyến xe lửa nối nó với một nước láng giềng – nhưng chúng ta hãy quên rằng Mỹ đã thả hàng triệu quả bom xuống đất nước này vì điều đó đã xảy ra nhân danh “Tự do”. Bạn có thể tưởng tượng, truyền thông sẽ phản ứng như thế nào nếu Trung Quốc làm vậy.
Những người quảng bá câu chuyện này có thể đoán trước nhưng bỏ qua bất kỳ sự nhìn nhận nào, nước Lào tự nghĩ gì về tình hình. Một bản văn khác cũng có quan điểm tương tự, được đăng trên The Diplomat, có tựa đề “Liên kết đường sắt Lào-Trung được khánh thành trong bối cảnh với mối quan ngại về nợ đang gia tăng”.
Nhưng giống như “nỗi sợ ảnh hưởng của Bắc Kinh” được bày tỏ trên tờ Financial Times, câu hỏi được đặt ra: Ai lo lắng chuyện này? Bản tin trích dẫn Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington và một người mà họ chỉ đơn giản gọi là một nhà phân tích có trụ sở tại Hoa Kỳ làm nguồn cho câu chuyện “bẫy nợ”. Nhưng không nơi nào trong số các bài báo này có một giọng nói thực sự trực tiếp từ Lào bày tỏ sự sợ hãi đối với Trung Quốc hoặc lên tiếng chống lại đường sắt.
Thay vào đó, họ chỉ đơn giản nói thay cho đất nước, che lấp thực tế rằng một quốc gia xã hội chủ nghĩa từng chịu đau khổ vì bị Hoa Kỳ gây hấn cực độ khó có thể coi nước láng giềng phía bắc – và đối tác kinh tế lớn – là mối đe dọa đối với chính phủ của mình. Trong khi nhiều bài báo đưa ra các biến thể về cùng một chủ đề, rất ít nỗ lực được đưa vào khía cạnh rằng việc kết nối xe lửa sẽ giúp nước này tăng nhanh xuất khẩu, đạt được mức tăng trưởng lớn hơn và giúp Lào chi trả cho dự án.
Liên kết đường sắt Lào -Trung cung cấp một ví dụ như một sách giáo khoa về cách các phương tiện truyền thông có thể bóp méo một câu chuyện để củng cố một câu chuyện buộc tội trong khi gạt thực tế tàn bạo sang một bên. Chúng ta được chứng kiến một thế giới đảo lộn trong đó vở kịch mà nữ diễn viên đóng vai nam bị phớt lờ, rằng một quốc gia bị ném bom “trở về thời kỳ đồ đá” với hậu quả trong nhiều thập kỷ, và tốt nhất là một nỗ lực được thực hiện để thuyết phục chúng ta rằng tuyến đường sắt thương mại đầu tiên của đất nước này là những gì nó thực sự nên sợ hãi.
Đây là một ví dụ về cách sức mạnh của các phương tiện truyền thông nói tiếng Anh thân Hoa Kỳ làm thay đổi thực tế và cách họ có thể thổi phồng một vấn đề mà vẫn che giấu sự thật bằng cách tuyên bố rằng họ quan tâm nghiêm túc đến hạnh phúc và lợi ích của một quốc gia đã từng bị phương tây đem đến cái chết, sự hủy diệt và tàn sát nhân danh tự do.
Chú thích của ban biên tập: kênh RT DE cố gắng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Các bài viết của khách và các bài báo trình bày quan điểm không phải phản ánh quan điểm của ban biên tập.
Facebook Nguyễn Sơn bình phẩm: Thật là lố bịch khi một nước trợ giúp xây dựng để giúp tăng trưởng kinh tế (tất nhiên phải nợ)lại bị coi là ngáo ộp hơn cái lũ trút bom đạn xuống đầu người dân. Vậy mà cái thế giới tự coi mình là văn minh vẫn tin tưởng sự lố lăng này.
Facebooker Dung Vu cho rằng,  Thật nghịch lý một kẻ chuyên áp đặt luôn dùng bom đạn hủy diệt người khác , nay lại nói người xây dựng giúp đỡ phát triển cho những nước nghèo là ăn cướp .
FB Mary Earneslla bình phẩm:

“Lại là chuyện Mỹ tốt mà Mỹ không giúp, Tàu xấu mà Tàu không phá. 😁 Nếu Mỹ giúp Lào, và Trung Quốc chỉ đe doạ, sao Lào được Mỹ “giúp” bấy lâu nay mà Lào không giàu lên nhỉ, vẫn cứ mờ nhạt ở Đông Nam Á ? Việt Nam tiến vị thế quốc tế còn Lào lại không thấy gì, nhỏ bé thì 2 nước đều nhỏ bé mà ? 🤔🤔
Ông Tom Fowdy có vẻ cùng hội với Andre Vltchek và Chomsky bác nhể ? 🤗 Nhưng Andre Vltchek thì chỗ nào ông cũng đi, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Đông Nam Âu, châu Đại Dương chân ông đều lùa đến. 🤩 Không biết những ông này có gặp nhau lần nào không. (Tom Fowdy chắc người Anh nên không ưa người gốc Liên Xô như Andre Vltchek.) 😒 Bài viết của họ cuốn ghê. 🤩
Vả lại người phương Tây văn minh hơn chúng ta, họ tất phải có sự giáo dục hơn (không phải cái thứ giáo dục vẹt ở Việt Nam ta do ông Nhạ vặn vẹo đâu), 🙂 nên những người hiểu được sự thật như những ông nhà báo này không ít, còn chúng ta chưa biết hết họ. 🤗
FB Nguyễn Xuân Mùi cho rằng, Tờ báo nước ngoài phân tích khách quan .Lào cũng như Việt Nam luôn luôn nhìn rõ từng đối tượng bạn bè ,tuy chơi nhưng vẫn cảnh giác đề phòng , không bao giờ mất cảnh giác.Phương tây,TQ thế nào đều đã rõ .việc bình thường hoá quan hệ quốc tế có điều phải khôn khéo chiến lược còn phụ thuộc mỗi quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *