Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27464

Đạo luật Magnitsky(1): Vũ khí hóa “nhân quyền” bằng sự mù mờ, nhập nhèm!

 

Gần đây, Việt tân liên tục tuyên truyền, vận động chiến dịch đòi các nước phương Tây áp dụng Đạo luật nhân quyền Magnitsky  với ông Bộ trưởng BCA và Chánh án TANDTC của Việt Nam với lý do “đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền”. Mỗi nhiệm kỳ Hạ viên Mỹ, BPSOS lần nào cũng tuyên truyền rầm rộ vận động Hạ viện Mỹ thông qua Đạo luật nhân quyền với Việt Nam, trong đó đòi áp dụng Đạo luật nhân quyền Magnitsky  với các quan chức Việt Nam điều tra, xử lý số phản động, chống đối trong nước. Mới đây nhân, họ quảng bá rầm rộ về việc Chính phủ Úc thông qua Đạo luật nhân quyền tương tự như Magnitsky. Vậy bản chất đạo luật nhân quyền Magnitsky là gì ? Tại sao giới “đấu tranh dân chủ” cờ vàng, ba que hải ngoại “chăm chỉ” vận động chính giới các nước phương Tây áp dụng nó với quan chức Việt Nam đến vậy?

Luật Magnitsky, hay còn gọi là Luật trách nhiệm pháp lý Sergei Magnitsky, ban đầu là một dự luật được thông qua bởi quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 12/2012 vốn chỉ nhằm vào nước Nga. Dự luật này được ký bởi Tổng thống Barack Obama vào ngày 14/12/2012, với ý định trừng phạt các quan chức Nga được cho là chịu trách nhiệm về cái chết của kế toán, luật sư thuế Sergei Magnitsky trong nhà tù Moskva năm 2009.

Luật Magnitsky trao cho chính phủ Mỹ quyền hạn chế nhập cảnh, hoặc đóng băng tài sản những cá nhân, quan chức ở mọi quốc gia mà họ liệt vào dạng “vi phạm nhân quyền”. Sau Mỹ, Canada và Anh lần lượt thông qua phiên bản của luật Magnitsky toàn cầu vào năm 2017 và 2018, đến năm 2020 thì Liên minh châu Âu EU cũng chính thức có phiên bản Luật Magnitsky của riêng mình. Hiện nay trong chính quyền Nhật Bản và Úc cũng đã bắt đầu thảo luận về luật này. Xét về giá trị pháp lý, đây là một dự luật có thể gây nhiều tranh cãi.

Luật nầy lấy theo tên của ông Sergei Magnitsky – một luật sư ở Nga bị bắt vì tội trốn thuế và gian lận thuế. Trong thời gian ở tù, ông bị nhiều bệnh và cuối cùng qua đời. Giới chức Nga đã điều tra vụ việc và một số người có liên quan đã bị xử phạt vì các hành vi tắc trách của mình. Tuy nhiên, bạn và thực chất là người thuê Magnitsky tên là William Browder, một doanh nhân Mỹ về nước và đưa vụ này ra công luận với nhiều cáo buộc không có bằng chứng rõ ràng, đồng thời lôi kéo các quan chức Mỹ ra “Luật trách nhiệm pháp lý Sergei Magnitsky” để trừng phạt các cá nhân người Nga tham gia vào vụ việc. Năm 2012, Luật này được Tổng thống Mỹ khi đó là Obama ban hành, một số người Nga bị trừng phạt, và nước Nga trả đũa. Thế giới tưởng thế là xong, nhưng mọi chuyện chưa kết thúc.

Năm 2016, bằng một cách nào đó, nó này được Mỹ mở rộng thành “Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky”, trao cho Tổng thống Mỹ quyền “trừng phạt toàn cầu” với các vi phạm về nhân quyền. Không phải vô tình mà đây cũng là thời điểm mà nước Mỹ khởi xướng “chính sách xoay trục sang châu Á” với mục tiêu nhắm vào Trung Quốc. Với sự “trỗi dậy hòa bình” trong âm thầm của cường quốc châu Á, có vẻ như nước Mỹ nhìn ra chỉ có duy nhất con bài “nhân quyền” là có tác dụng kiềm chế quốc gia này.

Năm 2020, chính phủ Úc cũng xem xét thông qua đạo luật nhân quyền Magnitsky và lập tực gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Khi đó, trang tin Arena có trụ sở tại Melbourne đã tung ra một bài báo có tiêu đề: “Vũ khí hóa nhân quyền: Đạo luật Magnitsky có thể từ chối thủ tục tố tụng không?”

Trang Arena viết: “Quốc hội Úc dường như sắp thông qua luật ‘nhân quyền’ nhằm thiết lập khả năng thực hiện quyền lực nhà nước độc đoán đối với các cá nhân ở các quốc gia khác, những người đã bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Trớ trêu thay, luật này không cho phép bị cáo được ra tòa, không có cơ hội để xem các cáo buộc hoặc bằng chứng, đối chất với những người buộc tội, trình bày lời bào chữa hoặc phải chịu phán quyết của một cơ quan không phải là cơ quan công tố.”

Như vậy, bản thân đạo luật này đã vi phạm nhân quyền và dường như được “vũ trang hóa” để nhắm vào các mục tiêu quốc tế.

Nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm quyền là lần đầu tiên nước Mỹ tung ra những đòn trừng phạt về Trung Quốc liên quan đến thuế quan thương mại, và nhân quyền liên quan đến các cáo buộc của họ về tình hình tại Tân Cương và Hồng Kông. Dưới sức ép của Mỹ, Canada và Anh cũng lần lượt thông qua luật này, sau đó đến một số quốc gia nhỏ ở châu Âu và năm 2020 thì Liên minh châu Âu cũng có được bộ luật Magnitsky của riêng mình. “Trào lưu Magnitsky” này song hành cùng với những áp lực ngày càng tăng của phương Tây dồn về phía Trung Quốc, và nước Mỹ hô hào tập hợp “liên minh các nền dân chủ”. Và bởi nó mang danh “vì nhân quyền”, các thế lực thù địch thường xuyên hô hào để tìm cách đưa Việt Nam vào “danh sách đen” trừng phạt theo luật này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *