Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26788

Cuộc chiến của hai “chàng khổng lồ“ trong làng báo Đức: phơi bày bản chất của cái gọi là tự do thông tin!

Tạp chí “Tấm gương” (Spiegel) là một trong những “chàng khổng lồ“ trong làng báo Đức. Tháng 12-2018, sau khi vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử 70 năm của tạp chí này bị phanh phui, thì cái gọi là “độc lập” đã sụp đổ, thay vào đó là tên gọi: “tòa nhà xây trên sự dối trá”.
Sự kiện bắt đầu khi nhà báo C.Relotius làm việc cho “Tấm gương” bị phát hiện đã có rất nhiều sai phạm. Cho đến khi các sai phạm nghiêm trọng bị phanh phui, nhiều năm ông được coi là “tác giả mẫu mực” của giới nhà báo trẻ phương Tây. Cuối cùng, C.Relotius đã thú nhận: nhiều câu chuyện trong các phóng sự là do ông bịa đặt toàn bộ hoặc một phần, một số nhân vật chính mà ông kể chỉ là hư cấu.
Trên tạp chí Tấm gương, C.Relotius công bố gần 60 bài báo, hàng chục bài khác được đăng trên một số báo, tạp chí danh giá ở châu Âu. Song nhiều bài báo C. Relotius viết về các vấn đề này được trao các giải thưởng như: Truyền thông Thụy Sĩ dành cho nhà báo trẻ (năm 2012), “nhà báo trẻ tài năng” (năm 2012), truyền thông của TP Coburg, “nhà báo của năm” và “nhà báo của năm về thể loại báo in” của CNN (năm 2014)… C. Relotius còn được trao nhiều giải thưởng khác như: “phóng viên Ðức”, “Tự do Reemtsma”, “Peter Scholl-Latour-Preis”, “European Press Prize” (giải báo chí châu Âu), “giải nhà báo” của nhà xuất bản từ điển tiếng Ðức Duden… Và đến lúc đó công chúng mới biết, phần lớn những bài báo đó, ở mức độ khác nhau, đều đi ngược “Tiêu chí báo chí” của Hội đồng báo chí Ðức, và lập tức Relotius bị thu hồi các giải thưởng.
Trong tháng Ba này, “chàng khổng lồ“ khác là tờ báo Bild-Zeitung rơi vào tâm điểm chú ý của bạn đọc vì những bê bối liên quan đến Tổng biên tập của tờ báo, ông Julian Reichelt. Những số liệu sau cho thấy ông Tổng biên tập này là một ông “vua con“ trong giới truyền thông Đức: báo Bild-Zeitung là nhật báo có lượng phát hành cao nhất ở Đức. Trong một thời gian dài, nó là tờ nhật báo có lượng phát hành cao nhất ở Châu Âu. Số lượng phát hành bán được thời gian gần đây là 1.207.226 bản, giảm 72,6% kể từ năm 1998. Vào tháng 1 năm 2020, 458.942 độc giả đã sử dụng dịch vụ kỹ thuật số trả phí cho Bild plus (phiên bản điện tử) là lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ năm trên thế giới về số lượng thuê bao.
Điểm thú vị nhất lại cuộc chiến pháp lý của hai “chàng khổng lồ“ này, như tờ báo Neue Zürcher Zeitung ở Thụy Sĩ ngày 14-03-2021 đưa tin:
Tổng biên tập của tờ báo “Bild”, Julian Reichelt, sẽ có hành động pháp lý chống lại tạp chí “Spiegel”. Bởi vì tạp chí tin tức Tấm gương (Spiegel) ở Hamburg đã không đối chất với người đàn ông 40 tuổi này về những cáo buộc trước khi lan truyền thông tin. Ông Tổng biên tập của tờ báo “Bild”, Julian Reichelt cho rằng đây là một dạng đưa tin nghi ngờ không được phép làm. Trong bài báo được đề cập, bốn biên tập viên của tạp chí Tấm gương đưa tin về một “hệ thống Reichelt” được cho là đã hoạt động như sau: “Tổng biên tập qua mạng Instagram đã mời các phụ nữ là tình nguyện viên và thực tập sinh đi ăn tối. Các nữ nhân viên trẻ đôi khi được thăng chức rất nhanh chóng. Sự sụp đổ của các cô cũng nhanh chóng tương tự.” Bên trong nội bộ, hệ thống đó cũng được mô tả với các từ “Chịch, nâng đỡ, sa thải” (nguyên bản tiếng Đức: «Vögeln, fördern, feuern»). Hiện tại, tập đoàn truyền thông kếch xù cho ông Reichelt tạm nghỉ việc để điều tra làm rõ các cáo buộc.
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Ảnh: chụp ông Tổng biên tập của tờ báo “Bild”, Julian Reichelt cùng với các tình nguyện viên và thực tập sinh. Tạp chí Tấm gương (Spiegel) đăng ngày 12.03.2021
Nguồn ảnh:
Đường link của tờ báo Neue Zürcher Zeitung ở Thụy Sĩ đăng ngày 14-03-2021:
Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng bình phẩm: Một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam tự xưng là “Nhà báo độc lập, nhà báo tự do” nhiều năm nay vẫn ca ngợi, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí phương Tây“. Nhưng dưới cái vỏ bọc hào nhoáng của nó là sự giả dối và thối nát. Hai địa chỉ truyền thông này là những thí dụ sinh động cho toàn cảnh báo chí phương Tây.
Tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng,” về hùa với cơ quan tình báo Mỹ vu khống Xat Đam Hút Xen – I Rắc sản xuất vũ khí hoá học ; vụ khống Xi Ri xử dụng vũ khí hoá học ; Bịa đặt việc TBT đảng Cộng Sản Ru Ma Ni đầu độc giết người hàng loạt … đã nói lên động cơ chính trị và sự thiếu trung thực của báo chí phương Tây . Tất nhiên chúng ta không phủ nhận nhiều nhà báo phương Tây đã dũng cảm vạch ra sự dối trá và đưa tin trung thực , nhưng họ không phải là số đông . Một khi nhà báo viết báo vì tiền thì ở đâu cũng đẻ ra loại nhà báo gian dối và vô lương tâm như thế “
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *