Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53203

Lạm bàn về “tự do báo chí” qua chuyện Nga trục xuất phóng viên thường trú của BBC

Truyền thông nhà nước Nga tối 12/8 đưa tin Nga đã yêu cầu một phóng viên của đài BBC Sarah Rainsford làm việc tại Moscow rời khỏi Nga vào cuối tháng sau khi thị thực của cô hết hạn. Động thái này nhằm trả đũa vụ việc mà Moscow cho là Anh đã phân biệt đối xử với các nhà báo Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nguyên nhân hành động đáp trả này bắt nguồn từ mùa Hè năm 2019, khi một phóng viên Nga đã phải rời khỏi Anh vì các lý do liên quan tới thị thực “mà không có lời giải thích nào”. Bà Zakharova cáo buộc Anh “hoàn toàn hiểu sai vấn đề” và đài BBC thổi phồng việc tuyên truyền.
Ngày 13/8, đài BBC đã cáo buộc Nga “tấn công trực tiếp vào tự do truyền thông” khi quyết định trục xuất phóng viên Rainsford, đồng thời ca ngợi cô là một “phóng viên xuất chúng và gan dạ”.
Cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” giữa Nga và Anh đã diễn ra nhiều năm.
Cuối năm 2018, Cơ quan quản lý truyền thông Nga tiến hành điều tra về công việc của BBC ở Nga, như là một sự đáp trả đối xử của Anh với kênh truyền hình RT của Nga và gọi một số bản báo cáo của BBC là có dụng ý và mang động cơ chính trị.  Phát ngôn viên của Điện Kremli khi đó cho biết, có rất nhiều nghi vấn chồng chất liên quan tới hoạt động đưa tin của BBC về Nga và các hoạt động của Nga ở Syria trong một thời gian dài.
Đầu năm 2019, Cơ quan giám sát thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và thông tin đại chúng của Nga (Roskomnadzor) cho biết cơ quan này đã tìm thấy trên tài nguyên Internet của đài BBC nhiều tài liệu gieo rắc mục đích tư tưởng của các tổ chức khủng bố quốc tế, trong đó có các đoạn trích dẫn phát biểu của Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trước đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraine từ năm 2014 được xem là căn nguyên mở ra cuộc chiến thông tin mới giữa Nga và Phương Tây 

Truyền thông và nhiều tổ chức chính phủ phương Tây cũng đang nâng cao nỗ lực tiếp cận với người nói tiếng Nga. Ngay từ thời điểm đó, BBC triển khai kế hoạch mở thêm dịch vụ truyền hình và video tiếng Nga. Trong khi đó Cơ quan hoạt động đối ngoại châu Âu (EEAS) tiến hành chiến dịch đặc biệt chống tuyên truyền, nhắm tới những người nói tiếng Nga ở EU và các nước khác ở Đông Âu. Tháng Một năm 2015, Nghị viện châu Âu đã thúc giục EU phát triển “chiến lược truyền thông nhằm chống lại chiến dịch tuyên truyền của Nga,” trong một nghị quyết với lời lẽ mạnh mẽ. Kênh truyền hình quốc tế Deutsche Welle (Đức) và kênh Radio Liberty (Hoa Kỳ) và Euronews – do EU đầu tư một phần – cũng đang đẩy mạnh các hoạt động mảng tiếng Nga.

Đáp trả, ngay trong năm 2015, Nga đã tăng ngân khoản cho RT một cách đáng kể. Kinh phí cho kênh tăng 75% – khoảng 300 triệu USD. Vũ khí khác của chiến dịch truyền thông quốc tế điện Kremlin là hãng tin Rossiya Segodnya (Russia Today), cũng được nhận thêm khoản tiền lớn – khoảng 89 triệu USD.

Cuộc chiến truyền thông giữa Nga và EU sẽ còn quyết liệt và nó cho thấy rõ, mục tiêu chính trị chi phối truyền thông và đừng có ai mơ hồ hay ảo tưởng về một giá trị “truyền thông độc lập, tự do” hay “tự do báo chí” tồn tại trên thế giới. Trận địa truyền thông là cuộc chiến một mất một còn, sự thất bại và tan rã của Liên bang Xô Viết có đóng góp to lớn của hệ thống truyền thông Mỹ liên kết với Châu Âu. Nước Nga hậu Liên Xô đã thấm thía bài học này và đã chủ động đầu tư không hề ít cho xây dựng hệ thống truyền thông đối đầu với truyền thông phương Tây. Đồng thời, Nga không hề e ngại trong việc “ăn miếng trả miếng” với bất kỳ hành động can thiệp vào truyền thông Nga của phương Tây!

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *