Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
13729

Câu chuyện “buôn người” và “nhân quyền” qua góc nhìn phương Tây!

Ngày 26/02/2023, chính quyền vùng Calabria ở phía nam nước Ý đã bắt giữ một người đàn ông với cáo buộc phạm tội buôn người. Nếu chỉ đọc cáo buộc này, bất cứ kênh truyền thông nào của các nhà dân chủ cờ vàng cũng sẵn sàng mạt sát người đàn ông vừa nêu, với lý do anh ta vi phạm nhân quyền khi biến con người thành nô lệ, thành hàng hóa. Nhưng sự thật không đơn giản như vậy: anh ta không chở một đoàn nô lệ da đen đi bán, mà lái con tàu chở 200 người nhập cư bất hợp pháp từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ sang Châu Âu. Đa số hành khách là người Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan – những người lên tàu để chạy trốn chế độ Taliban hoặc tình trạng thiếu thốn sau trận động đất.

Con tàu chở họ đã bị vỡ nát trong vùng biển động, khiến ít nhất 59 hành khách thiệt mạng, trong đó có 12 trẻ em. “Kẻ buôn người” vừa nêu nằm trong số những người bơi được vào bờ và sống sót. Ngay trong ngày xảy ra sự việc, Giáo hoàng Phanxicô thông báo rằng ông đang cầu nguyện cho các nạn nhân, cho những người cứu hộ, và “cho những ai chào đón” những người di cư.

Không rõ Giáo hoàng có cầu nguyện cho kẻ buôn người vừa bị bắt không, trong khi anh ta là người đầu tiên chào đón những người di cư lên tàu để đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ý.

Từ nhiệm kỳ của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, các nước phương Tây đã có chủ trương ngăn chặn dòng người nhập cư đổ vào lãnh thổ của họ. Việc Mỹ và châu Âu hạn chế quá mức việc cấp phép nhập cư, làm tăng sự cạnh tranh giữa các người di cư và dẫn đến việc nhiều người phải chọn cách nhập cư bất hợp pháp thông qua các hành trình nguy hiểm như đi đường biển không an toàn hoặc sử dụng dịch vụ của các tay buôn người. Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên Hợp Quốc, kể từ năm 2014, đã có tổng cộng 2.269 người di cư thiệt mạng do bị rơi xuống biển ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải.

Dù nhiều cử tri, bao gồm cử tri gốc Việt, đã kỳ vọng rằng chính quyền Joe Biden sẽ áp dụng một chính sách nhập cư cởi mở như xưa, chính sách nhập cư vào thời Biden rốt cuộc không khác thời Trump là mấy.

Để xua tan cảm giác rằng mình đã nói dối cử tri trong đợt bầu cử, giới chức phương Tây đã đánh đồng những vụ nhập cư trái phép với nạn “buôn người”. Chẳng hạn, trong bản Phúc trình Buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ, được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố ngày 19/07/2022, Việt Nam, Campuchia, Brunei và Macau đã được bổ sung vào danh sách đen buôn người – với cáo buộc rằng các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này “đã không nỗ lực đủ để hỗ trợ lao động nhập cư” sang các nước khác. Dù phúc trình này vin vào một vài sự kiện liên quan đến việc nhân viên sứ quán không hỗ trợ kịp thời các lao động từ nước mình bị giới chủ xâm phạm lợi ích – Mỹ đã dùng câu chuyện “buôn người” như một công cụ để gây sức ép lên các nước đang phát triển, buộc họ phải ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép sang phương Tây.

Đáng chú ý, các thế lực thù địch, chống đối chế độ nhà nước Việt Nam đã bám lấy “Phúc trình” này để nói xấu Đảng và chế độ ta, chúng không ngừng rêu rao, xuyên tạc rằng Việt Nam miệng thì khẳng định nỗ lực chống nạn buôn người, nhưng trên thực tế thì “không làm gì”, thậm chí còn “dung túng” cho nạn buôn người, phớt lờ đi thực tế là chính sách nhập cư hà khắc, “thiếu nhân đạo” của Mỹ và Phương Tây mới chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư trái phép và nạn buôn người.

Nhiều nước phương Tây hiện tại tạo ra thêm người nhập cư trái phép bằng cách bắt chước các rào cản mà Trump dựng lên, họ không nhận trách nhiệm trước cử tri về thay đổi này, mà đổ hết cho “nạn buôn người” từ các nước đang phát triển. Và bằng các phúc trình về “buôn người”, họ ép các nước đang phát triển ngăn dòng người nhập cư hộ họ, tương tự Trump bắt chính quyền Mexico trả tiền để xây bức tường ngăn giữa hai nước.

Nói cách khác, nhiều chính sách thời Trump vẫn đang được phương Tây áp dụng, chỉ là theo cách đạo đức giả hơn. Chẳng hạn, trong chuyện “buôn người”, họ đang dùng những phúc trình về nhân quyền để hợp thức hóa việc hạn chế nhân quyền của người nhập cư. Vụ việc vừa xảy ra trên bờ biển miền Nam nước Ý cho chúng ta một ví dụ.

Như vậy, việc đưa ra quy kết “buôn người” hay hoạt động nhân quyền chỉ là để bảo vệ quan điểm nhập cư hay vì lợi ích của nhà cầm quyền Mỹ hay các nước phương Tây mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *