Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
245397

Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị!

Ngày 15-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã đạt được những thắng lợi chín muồi, Nhật đầu hàng Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ). Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế bắt đầu phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiệm vụ vận động vua Bảo Đại thoái vị được giao cho Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hòe đảm trách.

Ngày 17-8, Bảo Đại ban hành dụ số 105 chấp nhận bàn giao chính quyền cho Việt Minh, song vẫn hy vọng có thể giữ được ngôi báu bằng cách mời các các lãnh tụ Việt Minh về Huế thiết lập nội các mới. Chiều ngày 22-8-1945, Bảo Đại nhận được một bức điện tín từ Ủy ban Dân tộc Giải phóng với nội dung: “Trước ý chí đồng nhứt của toàn thể dân chúng Việt Nam, sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu vãn nền dộc lập quốc gia, chúng tôi thành kính xin đức Hoàng đế hãy làm một cử chỉ lịch sử để từ bỏ ngai vàng”.

Đêm 23/8/1945, Bảo Đại nhận được điện của Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam từ Hà Nội điện vào yêu cầu nhà vua chính thức tuyên bố thoái vị. Ngày 24/8/1945, Bảo Đại điện trả lời Uỷ ban Giải phóng dân tộc đồng ý tuyên bố thoái vị và “mong ước” Chủ tịch Uỷ ban về Huế để trao quyền.

Chiều ngày 28/8/1945, nhân dân Huế đón Phái đoàn của Chính phủ lâm thời do ông Trần Huy Liệu làm Trưởng đoàn vào Huế để chứng kiến Bảo Đại thoái vị và thu ấn kiếm của vị vua cuối cùng ở Việt Nam.

Khi Bảo Đại quyết định thoái vị, ông trở thành vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, chế độ phong kiến chấm dứt tại Việt Nam.

16 giờ ngày 30/8/1945, hàng vạn nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại: Bảo Đại đọc chiếu thoái vị “nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một Chính phủ dân chủ cộng hoà” và tuyên bố “lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập”; rồi trao ấn kiếm cho dại diện của Chính phủ lâm thời.

Trong không khí nghiêm trang, Cờ quẻ ly của Triều đình Huế bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa được kéo lên nóc nhà Đại nội Huế dưới sự chứng kiến các quan triều Nguyễn và nhân dân Cố đô Huế. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chấm dứt sự tồn tại hàng trăm năm của chế độ phong kiến tay sai.

Trong không khí nghiêm trang, Cờ quẻ ly của Triều đình Huế bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa được kéo lên nóc nhà Đại nội Huế dưới sự chứng kiến các quan triều Nguyễn và nhân dân Cố đô Huế. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chấm dứt sự tồn tại hàng trăm năm của chế độ phong kiến tay sai.

Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị có một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một bước quan trọng đường lối Cách mạng dân chủ mà Đảng ta đã đề ra từ năm 1930.

Việc Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, và thực hiện các âm mưu, thủ đoạn đặt lại ách thống trị lên đất nước ta.

Sau khi thoái vị trở thành công dân một nước độc lập, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối xử rất tốt. Đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông ta làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông ta cũng được mời làm một trong 7 thành viên của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Ngày 6-1-1946, trong cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được bầu làm đại biểu Quốc hội.

Tuyên bố thoái vị của hoàng đế Bảo Đại

Ngày 23/8/1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

Hai ngày sau, 25/8/1945, lễ thoái vị cử hành tại Ngọ Môn (Huế). Vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn trao Bửu kiếm và Ngọc tỷ – biểu hiện của ngai vàng bệ ngọc cho đại diện của cách mạng là Nguyễn Lương Bằng. Có đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và ủy viên ủy ban giải phóng Cù Huy Cận.

Lễ thoái vị được cử hành rất đơn giản, vua Bảo Đại đọc Chiếu Thoái vị trước nghìn người tụ họp rồi được gắn danh hiệu “Công dân thứ nhất của nước Việt Nam” danh Vĩnh Thụy.

Cờ vàng Quẻ ly từ từ hạ xuống.
Cờ đỏ sao vàng được kéo lên.

Vua Bảo Đại hạ chiếu thoái vị:

“Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,

Muốn đạt được hai mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước muốn rằng sự hy sinh của Trẫm phải đem lại lợi ích cho Tổ quốc.

Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.

Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.

Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:

–Thứ nhứt: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

–Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

–Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.

Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.

Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.

Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,

Khâm thử: Bảo Đại
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945″

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *