Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19818

Các nước ủng hộ phán quyết Biển Đông của Toà án trọng tài  

 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên khu vực Biển Đông. Các quốc gia ở châu Âu, Nhật Bản, Australia, Canada cũng lên tiếng ủng hộ việc này.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken.

Ông Antony Blinken đã đưa ra bình luận hôm 11-7, trong một tuyên bố đánh dấu kỷ niệm 5 năm phán quyết của tòa án trọng tài bác bỏ các yêu sách lãnh hải phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế và chấm dứt các hành vi khiêu khích” ở Biển Đông; “thực hiện các bước để trấn an cộng đồng quốc tế rằng Bắc Kinh cam kết tuân thủ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền của tất cả các nước, lớn và nhỏ”. “Không nơi nào trật tự hàng hải dựa trên luật lệ bị đe dọa lớn hơn ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục ép buộc và đe dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải trên con đường toàn cầu quan trọng này”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông

Trong khi đó, Nhật Bản, Canada kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi khẳng định tất cả các yêu sách ở Biển Đông cần phải dựa trên các điều khoản liên quan của UNCLOS 1982 và chính quyền Tokyo phản đối các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trái với quy định của UNCLOS.

Đồng quan điểm này, trong tuyên bố đưa ra ngày 12-7, Bộ Ngoại giao Canada kêu gọi tất cả các nước tuân thủ các cam kết đưa ra trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Canada tuyên bố ủng hộ các quyền thương mại, hàng hải và hàng không, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán của các nước ven Biển Đông, được thực hiện theo luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Nhiều quốc gia khác cũng tái khẳng định việc phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cho biết sẵn sàng hợp tác với ASEAN và các quốc gia liên quan để duy trì và tăng cường trật tự hàng hải dựa trên thượng tôn pháp luật và hiện thực hóa “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Được biết, phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan) đã bác bỏ hoàn toàn các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, đồng thời làm rõ rằng Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của Philippines thông qua các hoạt động như xây đảo trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila.

S.Thương

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *