Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
48624

Bi kịch nào khiến người dân chạy trốn khỏi đất nước của chính mình?

Các cuộc xung đột và thiên tai đã buộc nhiều người phải chạy trốn khỏi đất nước của họ, đẩy số người sống trong cảnh di dời lên mức cao kỷ lục trong năm 2020.

Việc này diễn ra bất chấp những hạn chế nghiêm ngặt về việc di chuyển được áp dụng trên toàn cầu trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Và nó cũng hoàn toàn trái ngược với những dự đoán của giới phân tích về việc dịch bệnh sẽ đẩy lùi nạn di cư bất hợp pháp.

Cơn bão Amphan đổ bộ vào miền Đông Ấn Độ và Bangladesh vào tháng 5 , gây ra khoảng 5 triệu lượt di dời trên khắp Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan và Myanmar

Báo cáo của Trung tâm giám sát di dời nội bộ (IDMC) và Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC) cống bố hôm 20-5 cho thấy, năm 2020 cũng được đánh dấu bởi những cơn bão dữ dội, xung đột dai dẳng và bùng nổ bạo lực, buộc 40,5 triệu người phải di cư trong nội bộ đất nước của họ.

Đây là con số cao nhất về số người mới phải di tản, di cư được báo cáo trong 10 năm qua và nâng tổng số người sống trong tình trạng di dời nội bộ trên toàn thế giới lên mức kỷ lục 55 triệu người.

“Cả hai con số trong năm 2020 đều cao bất thường”, Giám đốc IDMC Alexandra Bilak nói đồng thời cho biết sự gia tăng dịch chuyển nội bộ là “chưa từng có”. Số người phải di dời trong nước hiện nay cao hơn gấp đôi so với khoảng 26 triệu người chạy qua biên giới để tị nạn.

“Thật là sốc khi một người nào đó buộc phải rời khỏi nhà của họ trong đất nước của họ mỗi giây vào năm ngoái”, Giám đốc NRC Jan Egeland cho biết trong một tuyên bố: “Chúng ta đang thất bại trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới khỏi xung đột và thảm họa. Các con số có thể còn tăng lên và đặc biệt đáng lo ngại khi những con số cao này được ghi lại trong bối cảnh của đại dịch COVID-19”.

Trong khi đó, đại dịch đã làm trầm trọng thêm các điều kiện kinh tế xã hội đối với những người phải di dời Jan Egeland nói và cảnh báo rằng “những con số này có thể tăng cao hơn nữa khi các quốc gia chìm sâu hơn vào cuộc khủng hoảng kinh tế.”

Syria đã chứng kiến 6,6 triệu người phải di dời do xung đột

Báo cáo cho thấy 3/4 số người bỏ trốn trong nước năm 2020 là nạn nhân của thiên tai, đặc biệt là những thảm họa liên quan đến thời tiết khắc nghiệt: “Lốc xoáy dữ dội, mưa gió và lũ lụt đã tấn công các khu vực có mật độ cao và đông dân cư ở châu Á-Thái Bình Dương, trong khi mùa bão Đại Tây Dương hoạt động mạnh nhất được ghi nhận. Những mùa mưa kéo dài trên khắp Trung Đông và châu Phi cận Sahara đã khiến hàng triệu người khác bị ảnh hưởng”. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy.

Theo báo cáo của IDMC, cơn bão Amphan đổ bộ vào miền Đông Ấn Độ và Bangladesh vào tháng 5 -2020, gây ra khoảng 5 triệu lượt di dời trên khắp Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan và Myanmar. Nó cũng gây ra khoảng 14 tỷ USD thiệt hại kinh tế được báo cáo cho Ấn Độ, với việc Liên Hợp Quốc mô tả nó là xoáy thuận nhiệt đới tốn kém nhất được ghi nhận ở Bắc Ấn Độ Dương. Đại Tây Dương cũng có mùa bão hoạt động mạnh nhất được ghi nhận, với 30 cơn bão được đặt tên.

Ngoài ra, gần 10 triệu trong số những người mới được định cư vào năm ngoái đang chạy trốn các cuộc xung đột và bạo lực. Bạo lực leo thang và sự mở rộng của các nhóm cực đoan ở Ethiopia, Mozambique và Burkina Faso đã thúc đẩy một số cuộc khủng hoảng di dời gia tăng nhanh nhất thế giới vào năm ngoái. Các cuộc xung đột kéo dài như ở Syria, Afghanistan và Cộng hòa Dân chủ Congo cũng tiếp tục khiến một số lượng lớn người dân phải chạy trốn. Cụ thể, Syria đã chứng kiến ​​6,6 triệu người phải di dời do xung đột. Con số này ở Cộng hòa Dân chủ Congo là 5,3 triệu và Colombia là 4,9 triệu người.

H.C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *