Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36661

Báo chí và dư luận quốc tế lên án Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ của Mỹ

 

Trước Hội nghị này, Việt tân và làng zân chủ Việt mở chiến dịch quảng bá, giật tít công kích kiểu, Việt Nam độc tài nên không được Mỹ mời tham dự Hội nghị này như Đài Loan. Tuy nhiên khi “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” diễn ra trong hai ngày 9-10/12/2021 kết thúc với kết quả nghèo nàn, không những không mang lại kết quả nào đáng chú ý, mà còn phải hứng chịu nhiều lời phê phán, chỉ trích từ dư luận quốc tế và cả báo chí Mỹ, thì thấy những cái đài của Việt tân tự nhiên “im hơi lặng tiếng”.

Lướt qua báo chí quốc tế, sẽ thấy hàng loạt những đánh giá như: “Nỗ lực của Mỹ nhằm xác định ai là quốc gia dân chủ và ai không phải là quốc gia dân chủ, là ý tưởng đáng thương và đáng ngờ”, “hội nghị thượng đỉnh do Mỹ tổ chức gây ra sự chia rẽ và đối đầu trên thế giới”, “hội nghị này như một chiêu bài thao túng và phá hoại nền dân chủ”… Ngay cả Tạp chí Time của Mỹ cũng nhận xét, hội nghị này cho thấy rõ thói đạo đức giả của chính quyền Mỹ.

Trước khi hội nghị diễn ra thì cũng đã có những tai tiếng về sự kiện này. Một tờ báo phương Tây nhận xét, danh sách các nước được mời tham gia hội nghị mang đầy toan tính địa chính trị của nước Mỹ, chứ chẳng phải xuất phát từ mục đích “vì dân chủ” như tên của hội nghị. Một thực tế đáng buồn là trong số hơn 100 quốc gia trên thế giới tham dự hội nghị trực tuyến lần này có khá nhiều quốc gia không hề đại diện cho những giá trị dân chủ, mà còn đang phải đương đầu với những cáo buộc nghiêm trọng về dân chủ tại chính nước họ. Điều này khiến “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” có phần hài hước. Một số nước tham gia hội nghỉ chẳng qua là vì có lời mời từ Mỹ mà không dễ gì từ chối.

Bản thân hội nghị cũng đã được đổi tên từ “Hội nghị thượng đỉnh của các nền dân chủ” thành “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ”, cho thấy hội nghị đã buộc phải hạ thấp mục tiêu trong bối cảnh nền dân chủ bị thách thức tại chính nước Mỹ và nhiều quốc gia “được gọi là dân chủ” khác trên thế giới.

Một số báo nước ngoài nhận xét rằng, Việt Nam dường như không quá bận tâm đến việc không được mời dự Hội nghị thượng đỉnh này. Việc dự hay không dự hội nghị này chẳng hề ảnh hưởng đến hình ảnh, vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, tổng thể quan hệ song phương Việt – Mỹ cũng như chính sách, quan điểm và tình hình dân chủ ở Việt Nam.

Tiến sĩ Kidong Park, Quyền điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, đánh giá cao những cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy, bảo vệ các quyền con người, đặc biệt là trong bảo vệ tính mạng, chăm lo sức khỏe người dân. Trong cuộc gặp mới đây với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm châu Âu, Tổng Giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, LHQ, đã đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ. Trên thực tế, Việt Nam luôn thể hiện chính sách nhất quán về dân chủ, nhân quyền của mình trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước cũng như trong thực tế.

Rõ ràng là, “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” không mang lại kết quả gì đáng kể. Hơn thế nữa, đó là một trò chơi nguy hiểm của Mỹ, có khả năng gây thù địch và khiến thế giới ngày càng chia rẽ hơn vào thời điểm cần có sự hợp tác chặt chẽ để đối mặt với một loạt thách thức toàn cầu. Hội nghị này sẽ không có lợi cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ. Thậm chí, nó còn như một cú “gậy đập lung ông”. Dư luận nói chung ngày càng thấy rằng nước Mỹ không có quyền và cũng chẳng có đủ tư cách để phán xét về nền dân chủ của các nước trên thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *