Bất chấp những thành tựu Việt Nam đạt được và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận thì lá bài “nhân quyền” vẫn được các đối tượng chống phá sử dụng để xuyên tạc vu cáo, chống phá chế độ XHCN ở nước ta.
Vin vào nhiều lý do khác nhau, nhưng cùng một mục đích, các thế lực cực đoan trong chính giới ở một số nước phương Tây, các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài như Việt Tân, “Chính phủ Việt Nam tự do”, “Đảng nhân dân hành động”…; một số tổ chức phi chính phủ quốc tế như: Theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AI), Phóng viên không biên giới (RSF), Ngôi nhà tự do (FH)… thường xuyên vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, bằng việc ra bản phúc trình hàng năm về nhân quyền. Bên cạnh đó, các lực lượng cạnh tranh về tư tưởng, chính trị núp bóng nghiên cứu lý luận, bất mãn, suy thoái về tư tưởng chính trị, bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua chộc, cũng lợi dụng ngọn cờ “dân chủ, nhân quyền” ra sức chống phá, tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Chẳng hạn như,mới đây chúng tung ra bài viết “Người Việt không còn mặn mà về các đối thoại nhân quyền?” có rất nhiều thông tin sai lệch cố ý kích động Đảng và nhà nước, Mặc dù đã thừa nhận: “Cuộc gặp của phái đoàn ngoại giao Mỹ với người nhà một số tù nhân chính trị nổi tiếng ở Việt Nam hôm 1/11, tiếp đó là đối thoại nhân quyền lần thứ 26 với Hà Nội 2/11, diễn ra và kết thúc âm thầm. Điều này khác hẳn với không khí kêu gọi nhân quyền dưới thời Tổng thống Obama, rồi đến Trump; và lạ ở chỗ là người ta cũng dửng dưng khi không buồn so sánh trong chuyện nhân quyền thời Obama, Trump và Biden”, nhưng họ vẫn cố tình mượn lời của kẻ khoác áo Luật sư Ngô Anh Tuấn để đưa ra “lời kêu gọi” rất láo xược, nhằm kích động người dân chống đối chế độ: “Nếu mỗi trí thức, người dân Việt Nam đều lên tiếng bảo vệ quyền của mình và phản đối bất công thì hiệu quả mang lại sẽ lâu bền và to lớn hơn”.
Những kẻ khoác áo dân chủ, nhân quyền có vẻ như vẫn chưa đối mặt với thực tế, Việt Nam lần thứ hai trong gần 10 năm gần đây trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là một trong những minh chứng thuyết phục bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua, và có lẽ đó cũng là lý do việc “đối thoại nhân quyền lần thứ 26 với Hà Nội ngày 2/2022 diễn ra và kết thúc âm thầm”. Những kẻ cơ hội chính trị chỉ lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản trị quốc gia, quản lý xã hội, điều hành đất nước, lợi dung các vụ việc bức xúc, khiếu kiện của người dân hoặc những vụ án tham nhũng, tiêu cực để ra sức xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam ta, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, không có tự do, dân chủ… Một số đối tượng vi phạm pháp luật, phạm tội hình sự tuyên truyền chống phá nhà nước bị các cơ quan chức năng xử lý, được chúng gán cho cái mác “nhà hoạt động dân chủ”, “nhà đấu tranh vì nhân quyền”, “tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị” rồi quy chụp Việt Nam “đàn áp, phân biệt đối xử với người bất đồng chính kiến”… Quả là chiêu trò xuyên tạc trắng trợn và bịa đặt vô lối hết sức.
Thô thiển, trắng trợn hơn, họ bao biện “Các nhà hoạt động cho rằng việc bắt ông Bách và ông Lợi có mối liên hệ với việc họ chỉ trích vai trò của chính quyền trong nhiều vụ việc về môi trường, đặc biệt là liên quan đến các dự án nhà máy nhiệt điện ở miền Trung Việt Nam, và liên hệ với hoạt động vận động cho tự do báo chí của ông Lợi…”. Điều này không đúng với sự việc và những gì diễn ra trong thực tế.
Câu chuyện không đơn giản và cũng không oan cho hai kẻ Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, họ đã bị công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam vì liên quan đến các dự an bất hợp pháp, nhận tài trợ từ nước ngoài nhưng trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ Luật Hình sự 2015.
Càng đi sâu xem xét những hành vi của những kẻ này thì chúng không hề đơn thuần là những kẻ “trốn thuế” mà chính là những kẻ nhận tiền tài trợ từ các tổ chức khủng bố, chống phá và thường xuyên công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và sự bình yên của người dân Việt Nam.
Ngay sau khi Việt Nam tái đắc cử lần 2 vào Hội đồng nhân quyền tại Liên hợp quốc, Giáo sư Carl Thayer đã có nhận định khách quan về Việt Nam: “Đại hội đồng Liên hợp quốc bao gồm 193 thành viên, trong đó có 145 nước đã ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ ba năm. Kết quả này phản ánh việc Việt Nam đã tập trung vào quyền con người một cách toàn diện, từ ứng phó với các mối đe dọa, từ sức khỏe cộng đồng như covid-19 đến xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới”, và “trên trọng trách mới, Hà Nội sẽ tiếp tục theo đuổi sự hòa hợp và đối thoại giữa các thành viên Liên hợp quốc có sự khác biệt về con người”. Đủ để thấy lá bài “Nhân quyền” mà họ bất chấp thực tế đưa ra hết sức vớ vẩn và lạc lõng.