Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
57413

Mâu thuẫn giữa tôn giáo và tự do tôn giáo

 

Ban biên tập xin gửi đến các bạn bài dịch bài viết bàn về vấn đề xung đột giữa tôn giáo với ý nghĩa tự do tôn giáo của nhà nghiên cứu Robert Joustra, qua đó có thể thấy rõ sự xung đột giữa tư tưởng “tự do tôn giáo” đến thực hiện nó trên thực tế. Bản gốc xin tham khảo tại đường link

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/15570274.2019.1608662

Theo nhà nghiên cứu Robert Joustra giải thích thì vấn đề rắc rối giữa tôn giáo và tự do tôn giáo đó là mâu thuẫn giữa đời sống tôn giáo và đời sống thế tục, về ý tưởng và thực tiễn. Có sự vắng mặt hoàn toàn trong đồng thuận về mối quan hệ giữa tôn giáo và thế tục, hoặc những gì chính quyền đánh giá là hợp pháp. Cho dù một số bên tuyên bố rằng sẽ có những không gian công cộng trung lập, hợp lý và thế tục nhưng chúng chỉ được xây dựng dựa trên các giá trị có nguồn gốc Do Thái và Công giáo.

Một mô hình được Joustra đề cập đến là nguyên tắc đa nguyên, có nguồn gốc từ hệ tư tưởng Calvin, thỪa nhận tính tranh chấp như một vấn đề căn bản của tôn giáo và khuyến khích tạo ra sự khoan dung cần thiết trong hoạch định chính sách thế tục, và yêu cầu các tôn giáo thừa nhận lẫn nhau, thực hiện các cam kết liên quan, tạo ra cơ hội để các tín đồ đảm bảo đời sống công dân.

Joustra còn trình bày về vấn đề phân biệt đối xử với người Hồi giáo, tiếp cận Hồi giáo ở khía cạnh lịch sử tôn giáo và thế tục, và nhận thấy rằng Hồi giáo được gắn liền với các vấn đề về chủ quyền quốc gia. Từ đó, ông nhân định rằng tự do tôn giáo là khái niệm gây tranh cãi trong suốt dòng lịch sử của tôn giáo và cả nhân quyền.

Sự khác biệt về vấn đề tôn giáo và thế tục khiến cho các chính quyền khó tìm được giải pháp chung cho vấn đề tự do tôn giáo đương thời và truy dấu qua thần học chính trị. Nhưng chính xác thần học chính trị là gì? Joustra truy nguyên nguồn gốc của tác phẩm Carl Carlitt viết vào những năm 1920, với lập luận của ông rằng tất cả các khái niệm quan trọng của lý thuyết hiện đại về nhà nước là các khái niệm thần học thế tục hóa, hay nói một cách dễ hiểu hơn, những người đứng đầu các quốc gia trong lịch sử đều gắn hình ảnh của bản thân với tôn giáo của họ đồng thời đưa tôn giáo ấy trở thành thế tục, từ đó tạo ra thẩm quyền chính trị hợp pháp của chính quyền.

Joustra đề xuất nguyên tắc đa nguyên trong tôn giáo, do đó vấn đề ở đây đó là làm thế nào tránh được việc độc quyền tôn thờ chân lý, độc quyền Chúa… hay nói một cách khác làm thế nào để một người theo mỗi tôn giáo có thể bao dung với người ở tôn giáo khác. Hơn nữa, các tôn giáo đều rất độc đoán từ tư tưởng cho đến thực hành và kỷ luật, vậy thì làm sao có thể dung hòa với các chính sách và cấu trúc chính trị.

Robert Joustra là PGS Chính trị & Nghiên cứu Quốc tế (POLIS) tại Redeemer, đồng thời là Giám đốc sáng lập của Trung tâm Redeemer về học bổng Christian. Ông hiện đang viết ba cuốn sách và một dự án nghiên cứu: một tập đồng biên tập (với Mariano Barbato và Dennis Hoover) về Ngoại giao giáo dục hiện đại và giảng dạy xã hội trong các vấn đề thế giới (Routledge, 2019), đồng biên tập (với Jessica Joustra ) về các bài giảng về Đá của Abraham Kuyper (IVP, 2020), một cuốn sách có một tác giả dự kiến có tựa đề Toàn cầu hóa và Vương quốc của Thiên Chúa: Giới thiệu về Chủ nghĩa hiện thực của Công Giáo cho Terrifying Times (Eerdmans, 2021), và hợp tác nghiên cứu được tài trợ với Kevin den Dulk và Dennis Hoover có tiêu đề là những người theo chủ nghĩa dân túy hay những người theo chủ nghĩa quốc tế? Các bộ lạc truyền giáo và toàn cầu hóa. Ông là tác giả, đồng tác giả và đồng biên tập của một số cuốn sách liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo và chính trị.

Khánh Chi

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *