Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39789

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được đẩy mạnh Kỳ 2: Doanh nghiệp Đức tự tin vào sự phục hồi kinh doanh ở Việt Nam

Đây là nhận định được các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, công bố ngày 12/11. Theo đó, WB cho hay, dù phải đối mặt với nhiều thách thức khi khởi động lại nền kinh tế sau một thời gian dài giãn cách xã hội nhưng Việt Nam đã nhanh chóng có ba hướng hành động quan trọng: tiếp tục triển khai tiêm vaccine một cách nhanh chóng và tăng cường cảnh giác bằng biện pháp xét nghiệm, cách ly; chính sách tài khóa chủ động hơn để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế như giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong tháng 11 và tháng 12 cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, du lịch, lưu trú, ăn uống và giải trí; tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu trong khi đẩy mạnh trợ giúp xã hội có thể thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân.

Giảm nhẹ lạm phát

Chưa hết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,2% (so với tháng trước) trong tháng 10, sau khi giảm 0,6% trong tháng 9. Một mặt, chi phí nhóm giao thông tăng 2,1% (so với tháng trước) do giá nhiên liệu tăng, bao gồm giá xăng (tăng 6,7%) và giá dầu diesel (tăng 8,7%). Tuy nhiên, đợt tăng giá năng lượng này đã được bù đắp bởi giá lương thực, thực phẩm tiếp tục đi xuống, giảm 1,3% (so với tháng trước), chủ yếu là do nguồn cung thịt tồn đọng nhiều trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Do nhu cầu trong nước vẫn yếu, lạm phát cơ bản, chỉ số giá không bao gồm lương thực-thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý, cũng giảm 0,17% (so với tháng trước). So với một năm trước, CPI chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong 3 tháng gần đây và thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 4,0%.

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tin tưởng vào sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệ

Bên cạnh đó, cân đối thu, chi ngân sách nhà nước thặng dư 28 nghìn tỷ đồng (1,2 tỷ USD) trong tháng 10 do tổng chi giảm 18,8% mặc dù tổng thu cũng giảm 9,3% (so với cùng kỳ năm trước) do các hoạt động kinh tế chưa được khôi phục hoàn toàn. Chi tiêu công giảm ở cả chi đầu tư phát triển (giảm 25,7% so với cùng kỳ năm trước) và chi thường xuyên (giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước). Trong 10 tháng đầu năm, ngân sách thặng dư 74,9 nghìn tỷ đồng (3,2 tỷ USD), với tổng chi giảm 8,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi tổng thu tăng 7,6% (so với cùng kỳ năm trước).

Chú trọng trợ giúp xã hội với người gặp khó khăn

Với vốn đầu tư công giải ngân chậm, Chính phủ chỉ vay mức vốn khiêm tốn 15,6 nghìn tỷ đồng (0,67 tỷ USD) trên thị trường trong nước trong tháng 10, nâng tổng vay nợ tính từ đầu năm lên 264,4 nghìn tỷ đồng (14,4 tỷ USD), tương đương 75,5% kế hoạch năm. Thanh khoản dồi dào tiếp tục giữ chi phí vay ở mức thấp, với lợi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp tăng nhẹ 3 điểm cơ bản lên 2,15% vào cuối tháng 10.

Các chuyên gia kinh tế WB khẳng định, với những diễn biến tích cực được quan sát trong tháng 10, tình hình kinh tế sẽ tiếp tục cải thiện và tăng trưởng được đẩy mạnh trong những tháng tới. Các can thiệp về chính sách tài khóa sẽ phát huy hiệu quả, trong đó có việc miễn giảm thuế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công và cung cấp trợ giúp xã hội cho những đối tượng gặp khó khăn.

Sông Thương

Doanh nghiệp Đức tự tin vào sự phục hồi kinh doanh ở Việt Nam

Kết quả khảo sát niềm tin doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK WORLD BUSINESS OUTLOOK – mùa thu 2021 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK Việt Nam) công bố hồi đầu tháng 11 khẳng định, doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tin tưởng vào sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp. Chỉ số lạc quan của doanh nghiệp về sự phục hồi của nền kinh tế có phần giảm sút so với thời điểm đầu năm 2021 nhưng có 33% doanh nghiệp Đức tham dự khảo sát tin tưởng vào sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới. Về tương lai phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp Đức tỏ ra tự tin vào khả năng phục hồi của doanh nghiệp mình tại Việt Nam trong 12 tháng tới. Họ kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ hơn nữa của các hoạt động kinh doanh và đầu tư trong những tháng sắp tới, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng chậm lại do đại dịch. 55% doanh nghiệp Đức kỳ vọng vào sự phát triển tích cực của doanh nghiệp mình trong năm 2022 và 83% trong số họ sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà xưởng hoặc mở rộng sản xuất trong 12 tháng tới. 33% doanh nghiệp Đức dự định tuyển thêm lao động để phục vụ sản xuất và kinh doanh tại Việt nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *