Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
13314

Việt kiều Mỹ nghĩ gì về tham nhũng ở Việt Nam?

 

Mới đây, việc xét xử 2 cựu Bộ trưởng cùng 36 bị can trong “Đại án Việt Á” đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội cả trong và ngoài nước. Lướt facebook những ngày qua, đâu đó còn thấy lạc lõng những status mang nội dung đại loại như “Không có Đảng thì làm gì có bọn quan tham” hay “Dù có bỏ tù những kẻ hối lộ, tham nhũng thì cũng không làm hình ảnh Đảng cộng sản bớt xấu xa”. Bên cạnh đó còn nghi ngờ nguyên nhân sâu xa của việc các quan chức bị bắt là do đấu đá nội bộ trong ĐCSVN. Một Việt kiều Mỹ chia sẻ, cho rằng, đây là kiểu suy nghĩ thiển cận, tìm mọi cách để bới móc, xuyên tạc bản chất vụ việc.

Ông chia sẻ về tình hình chính trị của Mỹ và cho biết tham nhũng cũng là một vấn đề lớn của nước Mỹ được người dân quan tâm. Ở Mỹ,  không ai không biết đến những vụ án tham nhũng rúng động chính trường nơi đây. Mới đây nhất đó là vợ chồng thượng nghị sĩ Robert Menendez, thành viên đảng Dân chủ bang New Jersey, bị truy tố vì nhận hối lộ hàng trăm nghìn USD cũng như vàng miếng, vàng thỏi, thanh toán thế chấp và quà tặng bao gồm một chiếc ô tô Mercedes-Benz sang trọng cùng những món quà khác để đổi lấy việc sử dụng ảnh hưởng của mình “theo cách có lợi cho 3 doanh nhân Ai Cập”. Hay trước đó, hơn 250 tỉ USD trong quỹ cứu trợ COVID-19 đã bị thất thoát vì “lừa đảo” và “lãng phí”. Quân đội Mỹ cũng không ngoại lệ. Một cựu chỉ huy Hải quân Mỹ mới đây thừa nhận đã nhận hối lộ 250.000 USD tiền mặt và các dịch vụ mại dâm từ một nhà thầu quốc phòng nước ngoài để cung cấp bí mật quốc gia. Và còn nhiều vụ bê bối gian lận, biển thủ công quỹ khủng khác vẫn đang là vấn nạn nơi đây, gây nhức nhối, hoang mang cho người dân Mỹ.

Không chỉ có Mỹ, ở các nước tư bản duy trì chế độ đa đảng khác, tham nhũng vẫn luôn tồn tại, thậm chí rất tinh vi. Bởi vậy, cho rằng tham nhũng là đặc điểm cố hữu, là sản phẩm của “cộng sản” là hoàn toàn sai lầm. Tệ nạn tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; ở đâu có quyền lực, ở đó có nguy cơ xảy ra tham nhũng, một khi quyền lực bị lạm dụng. Chính vì vậy, dù ở chế độ XHCN hay TBCN mà quyền lực bị tha hóa, bị lạm dụng thì đều có tham nhũng. Thậm chí, ở các nước TBCN, quyền lực của một số cá nhân và cơ quan rất lớn nên nguy cơ tham nhũng rất cao. Một khi có tham nhũng thì số tiền tham nhũng cũng rất khổng lồ.

Vị Việt kiều Mỹ này cũng chia sẻ, mỗi lần về thăm quê hương, chứng kiến sự đổi thay hằng ngày, là mỗi lần thêm ấn tượng về những thành quả Việt Nam đạt được, về hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực, đủ để điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước cũng như môi trường, hành lang pháp lý dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Doanh nghiệp, người dân hay kiều bào như ông về nước làm ăn, sinh sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được bảo vệ bằng pháp luật giúp họ an tâm, mạnh dạn đầu tư cho quê hương mình.

Việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở Việt Nam đã và đang được tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, công khai, minh bạch chưa từng có. Đây là những động thái tích cực; nếu Việt Nam duy trì và phát huy tốt hơn cuộc đấu tranh này, Việt Nam nhất định sẽ có một diện mạo mới, đất nước sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, giàu mạnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *