Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22682

Tổ chức tư vấn của EU kêu gọi chống lại chính sách trừng phạt của Mỹ

Đó là tên bài báo tiếng Đức: “Zeigen, dass wir beißen können” – EU-Thinktank fordert härtere Gangart gegen US-Sanktionspolitik” (tạm dịch “Hãy chứng tỏ rằng chúng ta có thể cắn trả” – Tổ chức tư vấn của EU kêu gọi một hướng đi cứng rắn hơn chống lại chính sách trừng phạt của Mỹ) của đài truyền hình RT DE (kênh tiếng Đức đài truyền hình Nga có trụ sở ở Berlin) đăng ngày 24-03-2021. Bài báo được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ.
===
Lời dẫn: Viện Jacques Delors gây bất ngờ với một tài liệu chiến lược gần như kiêu hãnh chống lại chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ. Liên quan đến thỏa thuận hạt nhân với Iran và Nord Stream 2, viện kêu gọi EU có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn chống lại các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ của Mỹ.
Chính sách trừng phạt của Mỹ, mà ngay cả dưới thời chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden dường như chỉ được xoa dịu nhẹ, đang ngày càng vấp phải sự phản kháng ở EU. Hiện Viện Jacques Delors đã gấp rút đưa ra một tài liệu chiến lược dài sáu trang yêu cầu EU phải có khả năng bảo vệ chủ quyền của mình ngày càng tốt hơn – ngay cả khi điều này có thể dẫn đến một cuộc đối đầu với Washington.
Chịu trách nhiệm về tài liệu chiến lược này là Viện Jacques Delors, Trường Hertie / Trung tâm Jacques Delors và cùng với những người khác, Pierre Vimont, Tổng thư ký điều hành của Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu, và Pascal Lamy, Cao ủy EU về Ngoại thương từ năm 1999 đến năm 2004 và từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 8 năm 2013 Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tài liệu chiến lược đề xuất một loạt các biện pháp trả đũa liên quan đến các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ nếu các biện pháp răn đe trước đó không hiệu quả. Các biện pháp trả đũa nên được cá nhân hóa và có giới hạn về thời gian. Chúng chỉ nên tồn tại chừng nào các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ được áp dụng.
Như một biện pháp trả đũa khả thi, tài liệu chiến lược đề xuất, trong số những điều khác, từ chối cho những người chịu trách nhiệm cho các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ nhập cảnh lãnh thổ châu Âu. Cũng được đề xuất rằng các ngân hàng từ các quốc gia áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ không còn được tính đến trong các khoản vay từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu hoặc các ngân hàng quốc gia Châu Âu.
Điều tương tự cũng được áp dụng cho việc tham gia một số đấu thầu công cộng ở Châu Âu. Người ta cũng có thể đình chỉ cái gọi là Giấy phép tài chính của EU, một quy định mà theo đó các ngân hàng có giấy phép ở một nước EU cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của họ với các nước EU khác, có thể là phát hành trái phiếu hoặc bán chứng chỉ.
Ngoài ra, tài sản của một số tổ chức công của các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt có thể bị đóng băng trên lãnh thổ châu Âu, tài liệu chiến lược viết tiếp. “Chúng ta phải thể hiện rằng chúng ta có thể cắn trả để người đối thoại của chúng ta chú ý hơn đến những gì chúng ta đang nói”, tờ báo Pháp Les Échos dẫn lời những người chịu trách nhiệm cho tài liệu. Các biện pháp được đề xuất sẽ cần phải được thực hiện dưới dạng luật để Ủy ban Châu Âu tiến tới. Nhưng EU cũng phải có can đảm để làm điều này. Nếu bất kỳ quốc gia thành viên nào phản đối nó, thì cần phải có một đa số đủ điều kiện.
Với các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ đối với Iran, người ta nhằm vào từng cá nhân hoặc công ty làm việc với Tehran, có thể thấy rõ ràng hệ thống ngân hàng đã bị tê liệt ngay từ đầu. Người châu Âu đã cố gắng chống lại điều này bằng cách thiết lập cơ chế Instex, nhưng nó không hoạt động được. Không chỉ EU phải tách mình ra khỏi đồng đô la Mỹ nhiều hơn và tạo cho đồng euro nhiều trọng lượng quốc tế hơn, tài liệu còn gợi ý rằng “nên tiếp thu đề xuất của Đức, nhằm mục đích giới thiệu một hệ thống nhắn tin tài chính dành riêng cho châu Âu và cung cấp tương các dịch vụ như SWIFT để ngăn chặn sự cản trở của các nhà khai thác Mỹ “.
Hệ thống tài chính của EU cũng phải được củng cố với một ngân hàng ngoại thương châu Âu có thể hoạt động như một trung gian giữa các công ty châu Âu và hệ thống của Mỹ. Trong những tranh cãi xung quanh thỏa thuận hạt nhân với Iran và đường ống Nord Stream 2, người ta thấy rằng không phải lúc nào EU cũng có sự đồng thuận. Nhưng chúng ta phải dần dần thành công trong việc “thuyết phục người châu Âu rằng nếu chúng ta không đồng ý với đường lối chính trị của Washington, chúng ta phải có thể từ chối và tiếp tục đối thoại chính trị với họ”, như báo cáo của Les Échos.
Có thể là ảnh chụp cận cảnh một hoặc nhiều người và kính râm
Hình ảnh tượng trưng: Joe Biden sẽ xem xét kỹ tài liệu chiến lược của Viện Jacques Delors.
Người ta không bác bỏ nguyên tắc trừng phạt về nguyên tắc, như ví dụ của Nga cho thấy, nhưng người ta không muốn EU buộc phải thông qua đường lối chính trị bởi một quyền lực mà châu Âu có thể không đồng ý.
Chú thích của người biên dịch: Viện Jacques Delors Berlin là một tổ chức tư vấn ủng hộ châu Âu. Viện này được thành lập bởi Trường Quản trị Hertie và Viện Notre Europe – Jacques Delors vào năm 2014 theo sáng kiến của Chủ tịch Ủy ban EU lâu năm Jacques Delors. Theo thông tin riêng của mình, viện mong muốn đóng góp vào việc neo giữ các vấn đề chính của chính trị châu Âu tốt hơn nữa trong các cuộc tranh luận chính trị ở Đức. Các chủ đề bàn luận là: Liên minh Kinh tế và Tiền tệ, Quan hệ Đối ngoại và An ninh, Năng lượng, Các thể chế và Quản trị của EU. Viện xuất bản các tài liệu chính sách, báo cáo và các bài đăng trên blog – bao gồm các ấn phẩm của đối tác Notre Europe – Jacques Delors Institute.
Bình luận về bài báo, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, Eurostat cho biết nền kinh tế của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói chung giảm 6,4% trong năm 2020 và giảm 0,5% riêng trong quý 4.2020. Các nền kinh tế của Liên minh châu Âu là nền kinh tế chung của các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Đây là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới về danh nghĩa , sau Hoa Kỳ và thứ ba về sức mua tương đương (PPP) , sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. GDP của Liên minh Châu Âu được ước tính là khoảng $15 trillion (danh nghĩa) vào năm 2020, chiếm khoảng 1/6 nền kinh tế toàn cầu, trong lúc Hoa Kỳ tuy bị giảm so với 2019 nhưng vẫn đạt $20.93 trillion, (hơn EU khoảng $6 trillion, gấp khoảng 2,3 lần so với Anh). Mỹ đóng góp = và hơn Đức trong ngân sách của NATO (khoảng > 25 tỷ USD) và nhiều vấn đề khác nên EU khó lòng có quan điểm độc lập và luôn phụ thuộc Mỹ cho đến nay, mặc dù họ rất muốn & “có thể cắn trả”, nhưng cũng chỉ ngọ nguậy chứ không thể có đòn khuynh đảo Mỹ,
Tuấn Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *