Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
4995

Phòng, chống tra tấn và bình đẳng giới – Bài 4

III. PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN TRÊN CƠ SỞ GIỚI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC THEO LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006

  1. Trong lĩnh vực chính trị
  2. a) Nguyên tắc bình đẳng giới (Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

– Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

  1. b) Biện pháp nào thúc đẩy bình đẳng giới (Khoản 5 Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

– Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

– Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

  1. c) Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Khoản 1 Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới.

– Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.

– Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

  1. Trong lĩnh vực kinh tế
  2. a) Nguyên tắc bình đẳng giới (Khoản 1 Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006):  nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
  3. b) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

– Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

  1. c) Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Khoản 2 Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 )

– Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.

– Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *