Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
60121

Thách thức về quyền con người của Trung Quốc Kỳ 2: Những thay đổi lớn

Giai đoạn phát triển mới được hiểu là Trung Quốc chuyển từ xây dựng xã hội khá giả toàn diện sang xây dựng đất nước hiện đại hóa, đồng thời các thách thức đến từ môi trường bên ngoài là không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, triết lý phát triển mới nhấn mạnh đổi mới sáng tạo (innovation), bền vững (green), mở cửa và chia sẻ lợi ích của phát triển đồng đều hơn cho người dân. Cách thức phát triển mới chủ yếu dựa vào sức mạnh tự thân.

Thứ nhất, con số 2035 có thể gợi ý rằng Trung Quốc có thể sẽ có một lãnh đạo tiếp tục tại vị đến năm 2035 mà không có sự chuyển giao thế hệ giữa chừng. Điều này, nếu xảy ra, nhiều khả năng các đặc tính chính sách hiện nay của Trung Quốc sẽ được duy trì nhất quán và thậm chí ở một mức độ cao hơn. Chẳng hạn như sự lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt chính trị – kinh tế – xã hội; các chính sách đối ngoại quyết đoán hơn đi kèm với ngoại giao trừng phạt; củng cố vai trò dẫn dắt của khu vực kinh tế nhà nước, cố gắng phát huy khu vực tư nhân nhưng gắn với đánh giá thành tích cứng.

Thứ hai, nội dung đề cương của 142 trang Kế hoạch với 65 chương cho thấy về mặt chiến lược, Trung Quốc hướng đến việc điều chỉnh để không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài theo cách trước đây. Nói cách khác, quốc gia này đặt trọng tâm vào ngăn ngừa rủi ro của môi trường bên ngoài. Điều này đã sớm thể hiện từ đầu năm nay khi các lãnh đạo địa phương Trung Quốc dẫn lại lời ông Tập Cận Bình nhận định rằng “Mỹ là nguồn gốc của nhiễu loạn trên thế giới. Mỹ là đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển và an ninh của nước ta”. Trong khi các chính sách khoa học và công nghệ gần đây của nước này nhắm mục tiêu chuyển ngành sản xuất lên chuỗi giá trị gia tăng, thiết lập Trung Quốc như một trung tâm đổi mới và công nghệ toàn cầu, đồng thời thúc đẩy năng suất dài hạn, Kế hoạch thứ 14 nêu bật tính cấp thiết ngày càng tăng để bảo vệ Trung Quốc khỏi những tổn thương từ bên ngoài qua việc đạt được khả năng tự lực về khoa học và công nghệ. Kế hoạch lần này cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc kỳ vọng sẽ phát triển chiến lược lưu thông kép, nhằm giảm khả năng bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài bằng cách chủ yếu dựa vào sản xuất, phân phối và tiêu dùng trong nước.

Sự tự lực của Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi khả năng của Mỹ trong việc cắt đứt khả năng tiếp cận của một số công ty Trung Quốc đối với chất bán dẫn, một thành phần quan trọng trong nhiều công nghệ tiên tiến. Các báo cáo của Trung Quốc cho thấy  Trung Quốc hiểu rõ, sự cạnh tranh của Mỹ trong các công nghệ tiên tiến sẽ tiếp tục, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Joe Biden nới lỏng các hạn chế đối với các sản phẩm kém tiên tiến hơn, như đã thấy trong quyết định cấp phép gần đây của Bộ Thương mại Mỹ về xuất khẩu thiết bị sản xuất thế hệ mới nhất cho SMIC. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các công nghệ “nút cổ chai” mà nước này hiện không thể phát triển một cách độc lập. Các mục tiêu đổi mới trong dự thảo Kế hoạch được đặt ra để thực hiện điều đó.

Thứ ba, Trung Quốc trong tương lai sẽ xanh hơn. Việc giảm ô nhiễm môi trường đã đạt được thành tựu rõ nét trong 5 năm qua, lãnh đạo Trung Quốc hiện tại còn tham vọng hơn nữa khi đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đưa quốc gia này vào giai đoạn giảm phát thải và đến 2060 sẽ trung hòa được khí nhà kính. Trung Quốc hiện cũng đã vận hành thị trường mua bán phát thải trong cả nước.

Thứ tư, Trung Quốc sẽ hiện đại hơn. Thực hiện công cuộc chuyển đổi thứ hai kể từ năm 1978, đó là chuyển đổi số toàn diện để xây dựng một Trung Quốc kĩ thuật số (Digital China). Kế hoạch và Tầm nhìn xác định những lĩnh vực cụ thể sẽ tập trung vào xây dựng kinh tế số, xã hội số, chính phủ số, chuyển đổi số cho các ngành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *