Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
4784

Phan Sơn Tùng chủ kênh YouTube “Vì Việt Nam thịnh vượng” và những cái loa rè

Ngày 09/09/2022, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Phan Sơn Tùng (38 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phan Sơn Tùng sở hữu kênh YouTube “Vì Việt Nam thịnh vượng” lên tới hàng chục ngàn lượt theo dõi, và lập một Fanpage cùng tên trên mạng xã hội Facebook qua những nền tảng này, Tùng đăng tải những video, bài viết có nội dung, tính chất chống phá Đảng và Nhà nước Việt  Nam. Ngay lập tức các trang như BBC, RFA, VOA, Việt tân xuyên tạc Việt Nam đàn áp, bức cung, nhục hình người “bất đồng chính kiến”, thậm chí họ cố tình quy chụp tình hình “nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ”…

Sau khi trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn) vào năm 2015, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước chống tra tấn đến Ủy ban chống tra tấn vào năm 2017 và trình bày trực tiếp, bảo vệ thành công Báo cáo này trước Ủy ban chống tra tấn tại Thụy Sĩ vào năm 2018. Đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục gửi Báo cáo giữa kỳ trả lời các bình luận và khuyến nghị của Ủy ban chống tra tấn về việc thực thi Công ước; cung cấp đầy đủ các lập luận và số liệu chứng minh, góp phần khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung, bảo đảm quyền không bị tra tấn nói riêng. 

Hiến pháp năm 2013 là đỉnh cao của hoạt động lập hiến về quyền con người, khi dành trọn vẹn 36 điều trong tổng số 120 điều để quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; cùng với các luật, bộ luật được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Điều này không chỉ xác lập cơ sở pháp lý về các quyền của chủ thể hưởng quyền (cá nhân, công dân, các nhóm yếu thế trong xã hội), mà còn đặt nghĩa vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước phải nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã được Hiến pháp quy định là Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3 và khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013) vì vậy những bài viết, nội dung xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam thật lố bịch, kệch cỡm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *