Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9312

Phương Hàng Nhật trả giá

Ngày 09/10/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và ngày 29.9.2022 ra Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Như Phương một nhà zân chủ cộm cán trên mạng xã hội Facebook.

Từ năm 2014, Phương thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Nhật Bản để du học, kinh doanh và đổi tên tài khoản “Nguyễn Phương” thành “Nguyễn Phương (Phương Hàng Nhật)”. Đầu năm 2016, Phương thường xuyên truy cập vào các tài khoản Facebook của các đối tượng phản động để xem các video clip, hình ảnh, tài liệu, bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam nên Phương bị tiêm nhiễm.Sau đó, Phương sử dụng Facebook “Nguyễn Phương (Phương Hàng Nhật)” chia sẻ trực tiếp thông tin, hình ảnh hoặc tải các thông tin, hình ảnh từ các Facebook nêu trên về điện thoại rồi viết thêm nội dung và đăng tải lên Facebook “Nguyễn Phương (Phương Hàng Nhật)” các tài liệu, video clip, hình ảnh có nội dung phản động, tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ và của các cơ quan thực thi pháp luật…với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Ngay sau khi bị bắt, các đối tượng đưa ngay Phương vào cái gọi là “tù nhân lương tâm” ám chỉ rằng Phương bị đánh đạp, tra tấn dã man trong trại giam, thực chất cụm từ “tù nhân lương tâm” mà các thế lực thù địch thường rao giảng là sự lắp ghép khiên cưỡng yếu tố đạo đức vào khái niệm pháp lý. Tù nhân là cụm từ dành cho những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị tòa án tuyên là có tội và phải chịu hình phạt tù theo quyết định có hiệu lực của tòa án. Việc một người bị phạt tù là hậu quả tất yếu khi người đó có hành vi phạm tội đã được quy định trong bộ luật hình sự, bị điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh tại tòa án. Cho nên trong nền tư pháp Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Việc cài đặt khiên cưỡng yếu tố đạo đức vào một thuật ngữ pháp lý phản ánh một cách tư duy chiết trung, ngụy biện, thiếu đạo đức khi không có cơ sở pháp lý cần thiết để tố cáo Việt Nam về dân chủ, nhân quyền.

Cách gọi “tù nhân lương tâm” chỉ là một chiêu trò của các tổ chức, cá nhân thù địch với chế độ xã hội ở Việt Nam, nhằm cổ vũ, hậu thuẫn cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam để dễ bề can thiệp vào việc bảo vệ, kích động những đối tượng này. Dựa vào chiêu bài “tù nhân lương tâm”, các đối tượng chống đối trong nước tìm cách tạo cớ cho những thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, gây sức ép với chính quyền và xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến tới gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự để thực hiện âm mưu thúc đẩy “cách mạng màu” nhằm chuyển hóa chế độ xã hội tại Việt Nam. Việc xuyên tạc vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong đó có vấn đề giam giữ tội phạm chỉ là một trong các chiêu bài chống phá cách mạng Việt Nam.

So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người ngay cả Mỹ hiện nay vẫn là nước duy nhất trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989; công ước chống tra tấn. Quốc gia này cũng chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 còn Việt Nam đã là thành viên của hai công ước này từ năm 2013.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *